Điều kiện và tiến trình bảo lãnh con cái của công dân Mỹ

Hồ sơ bảo lãnh con cái của công dân Mỹ được chia thành 3 trường hợp tuỳ thuộc vào độ tuổi và tình trạng hôn nhân của người con. Tham khảo bài viết sau để hiểu thêm về vấn đề này.

02:59 14/06/2017

Điều kiện công dân Mỹ bảo lãnh con cái:

  • Con dưới 21 tuổi, chưa có gia đình

  • Con trên 21 tuổi, chưa có gia đình

  • Con đã lập gia đình.

Con dưới 21 tuổi, chưa kết hôn (IR 2)

Một công dân Mỹ có thể bảo lãnh cho con dưới 21 tuổi chưa có gia đình. Trường hợp công dân Mỹ bảo lãnh cho con nhỏ không bị giới hạn bởi số lượng thị thực hàng năm, có hiệu lực ngay lập tức không cần chờ đợi. 

Lưu ý: khi bảo lãnh con nhỏ dưới 21 tuổi thì mốc 21 tuổi được tính vào ngày nộp đơn, có nghĩa là nếu một công dân Mỹ bảo lãnh cho con vào lúc người con được 20 tuổi 11 tháng 29 ngày vẫn được tính là  dưới 21 tuổi mặc dù khi đến ngày phỏng vấn người con đã trên 21 tuổi.

quoc tich bao lanh con

Quốc tịch bảo lanh con dưới 21 tuổi

Con trên 21 tuổi, chưa có kết hôn (F1)

Một công dân Mỹ có thể bảo lãnh cho con trên 21 tuổi chưa có gia đình, đơn bảo lãnh này được liệt kê vào diện ưu tiên F1. Ưu tiên này hàng năm sẽ bị giới hạn số lượng hồ sơ bởi con số đưa ra của Luật di trú Mỹ. Chính vì vậy thời gian chờ đợi cho hồ sơ diện này sẽ được quyết định bởi lịch chiếu kháng (visa bulletin) hàng năm. Hiện tại thời gian chờ đợi của hồ sơ diện này khoảng 7 năm, con số này sẽ được thay đổi hàng tháng tùy theo lịch visa được công bố bởi Trung tâm chiếu kháng quốc gia (NVC) hàng tháng.

Con đã kết hôn (F3)

Con trên 21 tuổi đã có gia đình của công dân Mỹ sẽ được liệt kê vào diện ưu tiên F3. Diện ưu tiên F3 cũng bị giới hạn thị thực mỗi năm và sẽ được kiểm soát bởi lịch chiếu kháng (visa bulletin). Hiện nay thời gian chờ đợi cho diện F3 khoảng 11 năm, con số này sẽ được thay đổi hàng tháng tùy theo lịch thị thực được công bố bởi Trung tâm  chiếu kháng quốc gia (NVC) hàng tháng.

Tiến trình chung công dân Mỹ bảo lãnh con cái: 

  • Nộp đơn xin bảo lãnh I-130

  • Bản sao bằng quốc tịch, hộ chiếu hoặc khai sinh Mỹ (nếu sinh ở Mỹ )

  • Khai sinh của con (chứng minh mối quan hệ ruột thịt )

Sau khi nộp hồ sơ cho Sở di trú trong vòng  3-4 tuần Sở di trú sẽ cấp ra biên nhận để xác nhận Sở di trú đã nhận được hồ sơ và ngày ưu tiên sẽ tính từ ngày nhận được hồ sơ của Sở di trú và sau đó hồ sơ sẽ phải chờ theo lịch chiếu kháng (visa bulletin)

Vấn đề bảo trợ tài chánh:

Người bảo lãnh phải có thu nhập cao hơn mức thu nhập yêu cầu trong bảng hướng dẫn tài chánh di dân. Nếu người bảo lãnh không đáp ứng được yêu cầu này, người bảo lãnh phải có người đồng bảo trợ. Người đồng bảo trợ cũng phải đáp ứng yêu cầu theo bảng hướng dẫn đó. 

Trong một số trường hợp, người bảo lãnh hoặc người đồng bảo trợ nếu như không đủ thu nhập theo quy định của bảng hướng dẫn, có thể dùng tài sản để bảo trợ. Số tiền dùng tài sản để bảo trợ phải gấp 5 lần số tiền bị thiếu (theo bảng hướng dẫn tài chánh di dân). 

 Hồ sơ bảo trợ tài chánh:

Đối với người bảo lãnh:

  • Bản sao thuế thu nhập của năm gần nhất
  • Bản sao 3 cùi lương gần nhất
  • Bản sao giấy phép kinh doanh (nếu có )
  • W2 (nếu có)
  • Giấy xác nhận việc làm (từ nơi làm) hoặc giấy tự xác nhận việc làm.
  • Mẫu đơn I-864

Đối với người được bảo lãnh:

  • Bản sao giấy khai sinh

  • Bản sao hôn thú (nếu có)

  • Bản sao giấy ly hôn (nếu có )

  • Bản sao giấy chứng tử của vợ/chồng ( nếu có )

  • Bản sao hộ chiếu

  • 2 tấm hình 5x5 cm

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Lưu ý: Công dân Mỹ bảo lãnh cho con nhỏ dưới 21 tuổi là nếu như người con dưới 18 tuổi thì không cần làm hồ sơ bảo trợ tài chánh, không cần nộp giấy thuế cũng như chứng minh thu nhập vì sau khi người con đến Mỹ có thể nộp đơn xin nhập tịch theo cha mẹ.

phong van bao lanh dinh cu

Thực hành luyện tập trước khi phỏng vấn thực sự

Phỏng vấn tại Lãnh sự quán

Trước khi diễn ra cuộc phỏng vấn cần hệ thống và sắp xếp tất cả những bằng chứng quan trọng, luyện tập cách trả lời một cách thuyết phục nhất đối với những câu hỏi của Viên chức lãnh sự. 

Tags:
Nghị sĩ Mỹ đề xuất đạo luật về từ lạ trên Twitter của TT Trump

Nghị sĩ Mỹ đề xuất đạo luật về từ lạ trên Twitter của TT Trump

Nghị sĩ Mỹ đề xuất đạo luật nhằm ngăn Tổng thống Donald Trump xóa trạng thái viết sai chính tả trên Twitter.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất