Đòn giáng của Liên Hợp Quốc vào quyết định Jerusalem của Trump
Đông đảo thành viên Liên Hợp Quốc ủng hộ nghị quyết lên án Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel, bất chấp sự đe dọa của Washington.
23:41 22/12/2017
Nghị quyết phản đối quyết định của Trump được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua với 128 phiếu thuận, 9 phiếu chống. Ảnh: TV News.
Mỹ ngày 21/12 hứng một đòn giáng mạnh từ Liên Hợp Quốc, khi 128 quốc gia bỏ phiếu thông qua nghị quyết phản đối Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel, bất chấp những lời đe dọa mà Washington đưa ra trước đó, theo CNN.
Trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, và đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley tuyên bố rằng Mỹ sẽ "nhớ mặt" những quốc gia bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết và sẽ có những biện pháp trừng phạt như cắt viện trợ với các nước này.
Tuy nhiên, kết quả bỏ phiếu cho thấy chỉ có 9 quốc gia phản đối nghị quyết, gồm Mỹ, Israel cùng Guatemala, Honduras, Togo, quần đảo Marshall, Liên bang Micronesia, Nauru và Palau, phần lớn là những quốc gia nhỏ phụ thuộc nhiều vào viện trợ của Mỹ.
Tuy có 35 quốc gia không tham gia bỏ phiếu, một loạt đồng minh lớn của Mỹ như Anh, Pháp, Đức, Nhật đều ủng hộ nghị quyết. Một số nước nhận nhiều viện trợ của Mỹ như Ai Cập, Jordan, Afghanistan, Iraq và Pakistan đều bỏ phiếu phản đối quyết định của Trump.
Nghị quyết này của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc không mang tính ràng buộc và chủ yếu mang ý nghĩa biểu tượng, nhưng số lượng đông đảo quốc gia bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết cho thấy nỗi bất an của thế giới đối với quyết định của chính quyền Trump đi ngược lại với sự đồng thuận quốc tế suốt 50 năm qua về vấn đề Jerusalem, đồng thời thể hiện rõ tình thế bị cô lập về ngoại giao của Mỹ trong vấn đề này, theo John Kirby, cựu phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, hiện là chuyên gia phân tích an ninh quốc gia của CNN.
Theo ông Kirby, cuộc bỏ phiếu này sẽ không thay đổi được quyết định của Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel và chuyển đại sứ quán tới thành phố này. Phái bộ Mỹ tại Liên Hợp Quốc còn cho rằng đây là một thắng lợi với Washington vì có tới 35 đại diện các nước không bỏ phiếu, cùng với 21 đại diện vắng mặt, khiến số phiếu ủng hộ nghị quyết ít hơn rất nhiều so với tổng số 193 thành viên của Liên Hợp Quốc.
"Rõ ràng nhiều nước ưu tiên quan hệ với Mỹ hơn nỗ lực vô ích nhằm cô lập chúng tôi vì một quyết định mà quốc gia chủ quyền như chúng tôi có quyền đưa ra", tuyên bố của phái bộ Mỹ tại Liên Hợp Quốc nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ngay cả các tổ chức người Do Thái ở Mỹ vốn ủng hộ Israel mạnh mẽ cũng không nhận thấy điều gì tích cực từ kết quả bỏ phiếu này, theo NYTimes. David Harris, giám đốc Ủy ban Do Thái Mỹ, cho rằng ông cảm thấy sốc trước "sự ủng hộ áp đảo của các thành viên Liên Hợp Quốc cho nghị quyết lên án Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel".
Giới quan sát cho rằng sự lên án quyết liệt của cộng đồng quốc tế đối với động thái của Mỹ thông qua cuộc bỏ phiếu này là một bước lùi lớn đối với Trump, người đang nỗ lực tìm kiếm các thành tựu đối ngoại lớn sau một năm cầm quyền. Nó cũng có thể khoét sâu căng thẳng giữa và Liên Hợp Quốc, tổ chức từng bị ông ví như một "câu lạc bộ xã hội".
"Tôi cho rằng đây là một vết thương lớn mà Mỹ tự gây ra cho mình và cũng là một động thái ngoại giao vụng về, không cần thiết của Mỹ", Steward M. Patrick, chuyên gia tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, bình luận về kết quả bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc.
"Trong trường hợp này, chính quyền Trump về cơ bản đã thay đổi luật chơi mà cộng đồng quốc tế đã công nhận rộng rãi", ông nói. "Hơn thế, tôi nghĩ nó thể hiện cho tư duy 'không nghe tôi thì biến đi' vốn không mang lại nhiều lợi ích của Mỹ".
Kirby cho rằng cuộc bỏ phiếu cũng cho thấy tình trạng ngày càng bị cô lập của Mỹ trên sân khấu thế giới trong bối cảnh Trump luôn đề cao chính sách " trên hết". Tình trạng bị cô lập này càng thêm trầm trọng sau một loạt động thái gây tranh cãi của Trump như than phiền về NATO, rút Mỹ khỏi hiệp định Paris, hiệp định TPP, xem xét hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Khó đáp trả
Bà Haley phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trước cuộc bỏ phiếu. Ảnh: AFP.
Khi phát biểu trước cuộc bỏ phiếu, bà Haley cho rằng đang là nạn nhân trong một "cuộc tấn công" ở Liên Hợp Quốc và đòi "được đền đáp khi quyền của mình không được tôn trọng". Theo Kirby, với việc tự biến mình thành nạn nhân như vậy, Mỹ hy vọng có thể lấy lòng được đại diện các quốc gia sắp bỏ phiếu, cũng như răn đe những nước có ý định chống lại Mỹ.
Nhưng nhiều nhà ngoại giao từ Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Pakistan, Maldives, Bangladesh… ngay sau đó đã thể hiện sự tức giận đối với cách gây sức ép của Mỹ, trong đó có lời đe dọa được ông Trump đưa ra vào phút chót về việc cắt viện trợ với những nước ủng hộ nghị quyết.
Kirby cho rằng dù đưa ra lời lẽ đe dọa rất đanh thép, Mỹ khó có thể cắt viện trợ để trả đũa tất cả những nước đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết này, bởi Washington hiểu rõ các gói hỗ trợ, viện trợ đều chỉ phục vụ lợi ích quốc gia của Mỹ.
Viện trợ nước ngoài không phải là hoạt động từ thiện của Mỹ, nó đóng vai trò quan trọng trong an ninh của Washington và các nước đồng minh, đối tác. Mỹ đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế, phát triển, an ninh, hỗ trợ nhân đạo của nhiều nước để các vấn đề nội tại của những quốc gia đó không bùng phát thành bất ổn lâu dài trong khu vực, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh của chính mình. Các hoạt động viện trợ này còn góp phần đáng kể cải thiện hình ảnh và quyền lực toàn cầu của Mỹ.
Tuy nhiên, quyền lực toàn cầu đó không cho phép Mỹ có quyền áp đặt hay bắt nạt các nước khác. Quyền lực đó cũng không chỉ được định hình bằng sức mạnh quân sự hay kinh tế, mà được thể hiện qua những hành động khuôn mẫu mà Mỹ thể hiện. Thế nhưng cách Mỹ công nhận thủ đô của Israel hay gây sức ép với các nước tại Liên Hợp Quốc không phải là hành động khuôn mẫu như vậy, Kirby khẳng định.
Cựu phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng điều mà đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Haley cần ghi nhớ là quyền lợi luôn đi đôi với trách nhiệm, sự tôn trọng cần được nuôi dưỡng và giành lấy một cách tự nhiên chứ không phải bằng những lời lẽ đe dọa cắt viện trợ, và rằng Liên Hợp Quốc không phải là một câu lạc bộ đồng quê của Trump.
"Bà Haley cũng nên nhớ rằng quốc gia duy nhất khiến Mỹ trở thành đối tượng bị 'tấn công' chính là , khi Trump cho rằng việc thực hiện một lời hứa tranh cử còn quan trọng hơn giữ cam kết về hòa bình ở Trung Đông", Kirby nhấn mạnh.
Trump đưa ra một bài phát biểu vô ích tại cuộc họp Hội đồng Liên Hợp Quốc
Trong cuộc họp Hồi đồng Liên Hợp Quốc, Trump đã làm suy yếu tính hiệu quả ở thông điệp của mình với sự phóng túng, sự tự tin quá mức và vô lý trên chiến dịch tranh cử.