Đơn kiện Texas khó giúp Trump lật ngược thế cờ

Việc Texas kiện quy trình bầu cử của 4 bang chiến trường bị coi là "vô lý" và khó giúp Trump lật ngược tình thế tại Tòa án Tối cao.

21:30 10/12/2020

T

exas ngày 7/12 đệ đơn kiện 4 bang chiến trường, gồm Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin, lên Tòa án Tối cao nhằm ngăn cử tri đoàn xác nhận chiến thắng của ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden.

Tổng chưởng lý bang Texas Ken Paxton, thuộc đảng Cộng hòa, cáo buộc quy trình bỏ phiếu mới ở 4 bang chiến trường đã làm sai lệch kết quả bầu cử tổng thống và yêu cầu Tòa án Tối cao hoãn thời hạn cử tri đoàn xác nhận chiến thắng của Biden, theo kế hoạch là vào ngày 14/12.

Tổng chưởng lý bang  Ken Paxton phát biểu tại thành phố  hồi tháng 9. Ảnh: AP.

Tổng chưởng lý bang Ken Paxton phát biểu tại thành phố Austin hồi tháng 9. Ảnh: AP.

17 bang đã đệ đơn ủng hộ đơn kiện của . Trong những bang này, 14 bang có thống đốc là người Cộng hòa. Tổng thống Donald Trump hôm 9/12 cũng gửi đơn lên Tòa án Tối cao, yêu cầu được tham gia vụ kiện của . "Chúng tôi sẽ can thiệp vụ kiện ở Texas cùng nhiều bang khác. Đây là vụ kiện lớn. Đất nước chúng ta cần một chiến thắng", ông viết trên Twitter.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng đơn kiện này của , cùng sự ủng hộ của 17 bang khác, gần như không có giá trị về mặt pháp lý, gọi cáo buộc mà họ đưa ra là "phi lý" và "buồn cười", có thể đẩy nỗ lực pháp lý của vào một kết cục "thảm hại".

Rebecca Green, giáo sư tại Trường Luật William & Mary ở Virginia, nhận định trong hệ thống liên bang của Mỹ, Texas không có tư cách pháp lý để chất vấn cách các bang khác xử lý quy trình bầu cử của họ.

"Hành động đó thật kỳ quặc. Nó hoàn toàn trái ngược với cách mà Hiến pháp quy định cách thức các cuộc bầu cử được tiến hành", bà nói. "Việc một bang đi phàn nàn về quy trình làm việc của bang khác thật sự vô lý".

Vụ kiện ở Texas là nỗ lực mới nhất trong chiến dịch pháp lý của Trump và những người ủng hộ ông nhằm đảo ngược kết quả bầu cử. Trong đơn kiện, Tổng chưởng lý Paxton phàn nàn rằng việc 4 bang trên thay đổi quy trình bầu cử giữa đại dịch Covid-19 nhằm tăng cường hình thức bỏ phiếu qua thư là trái pháp luật.

Texas yêu cầu Tòa án Tối cao ra phán quyết chặn 4 bang trên sử dụng kết quả bầu cử phổ thông để chọn đại cử tri bầu tổng thống. Về cơ bản, yêu cầu này của Texas sẽ xóa bỏ ý nguyện của hàng triệu cử tri tại 4 bang.

Thông thường, khi các bang kiện lên Tòa án Tối cao, người đứng ra nộp đơn kiện là Luật sư trưởng, quan chức cố vấn pháp lý đại diện cho chính quyền bang tại Tòa án Tối cao. Tuy nhiên, Luật sư trưởng Kyle Hawkins của bang Texas đã không ký vào đơn kiện này, thay vào đó là Tổng chưởng lý Paxton, người giữ quyền công tố của bang.

Chưa rõ lý do Luật sư trưởng Hawkins không ký đơn, nhưng theo Justin Levitt, giáo sư về luật bầu cử tại Trường Luật Loyola ở , "nhiều khả năng ông ấy không muốn đưa tên mình vào một đơn kiện pháp lý vốn không khác gì một thông cáo báo chí".

Tổng chưởng lý Paxton nộp đơn kiện trực tiếp lên Tòa án Tối cao thay vì một tòa án cấp thấp hơn, điều được phép đối với một số vụ kiện tụng giữa các bang. Tuy nhiên, giới chức bầu cử ở Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin gọi vụ kiện là đòn tấn công liều lĩnh vào nền dân chủ.

Tòa án Tối cao Mỹ hiện có phe bảo thủ chiếm đa số, với tỷ lệ 6-3, trong đó ba thẩm phán do Tổng thống Trump bổ nhiệm. Jonathan Adler, giáo sư tại Trường Luật Đại học Case Western Reserve ở Ohio, nhận định một số thẩm phán có thể biểu quyết xem xét những lập luận trong đơn kiện của Paxton. Dù vậy, những thẩm phán này vẫn khó có thể thúc đẩy nỗ lực của Paxton nhằm lật ngược kết quả bầu cử.

"Quan điểm của tôi là các thẩm phán sẽ vô cùng thận trọng khi mở 'chiếc hộp rắc rối' này", ông nói.

Trên thực tế, Tòa án Tối cao thường từ chối đứng ra xử lý tranh chấp giữa các bang trong trường hợp chúng có thể được giải quyết ở các tòa cấp dưới liên quan đến các bên. Trong một thập kỷ qua, Tòa án Tối cao chỉ đồng ý xem xét 5 vụ tranh chấp như vậy.

Adler suy đoán Paxton có thể thúc đẩy vụ kiện với hy vọng nhận được ân xá tổng thống từ Trump. Tổng chưởng lý Texas đang đối mặt với các cáo buộc tham nhũng và lạm dụng chức vụ để trục lợi cho một nhà tài trợ chính trị của ông, theo truyền thông địa phương.

"Rõ ràng một cách để bạn được ân xá là đứng về phía Tổng thống, bảo vệ ông ấy", Adler nói.

Các chuyên gia pháp lý cũng nhanh chóng chỉ ra rằng dường như chuẩn bị đơn kiện vội vã đến mức phạm phải những sai lầm cơ bản. Trong đơn kiện, cho hay họ nhắm vào 4 bang chiến trường vì "tổng cộng 72 phiếu đại cử tri của các bang bị kiện sẽ quyết định kết quả cuộc bầu cử".

Nhưng trên thực tế, 4 bang này chỉ có tổng cộng 62 phiếu đại cử tri, theo Lyle Denniston, phóng viên kỳ cựu về Tòa án Tối cao Mỹ. "Không rõ có soát kỹ những tài liệu họ nộp lên Tòa án Tối cao để chặn chiến thắng của Biden hay không", Denniston đặt câu hỏi.

Theo Josh Blackman, giáo sư tại Đại học Luật Nam Texas, ngay cả khi Paxton đưa ra những lập luận có cơ sở thì những yêu cầu mà ông đưa ra đối với các thẩm phán không thực tế.

"Yêu cầu tòa án loại bỏ nhiều phiếu như vậy là điều không tưởng", Blackman nhấn mạnh. "Đấy không phải cách luật bầu cử hoạt động".

"Những tuyên bố và yêu cầu mà họ đưa ra thật nực cười. Đó là một vụ kiện vô lý", Joshua Douglas, giáo sư về luật bầu cử tại Đại học Kentucky, bình luận.

Theo Steve Vladeck, giáo sư tại Trường Luật Đại học , bang này nộp đơn kiện dựa vào một thẩm quyền ít người biết đến của Tòa án Tối cao là khả năng xét xử những tranh chấp giữa các bang ngay lập tức mà không cần thông qua các tòa án cấp dưới, gọi là "quyền tài phán ban đầu".

Nhưng luận điểm mà Tổng chưởng lý Paxton nêu trong đơn kiện không liên quan gì đến mối quan hệ giữa các bang, cũng không liên quan đến gian lận bầu cử. Thay vào đó, Texas lập luận rằng việc thay đổi các quy tắc bầu cử do Covid-19 ở từng bang vi phạm Hiến pháp liên bang, trong khi bản thân Texas cũng áp dụng quy định bỏ phiếu qua thư.

Mặt khác, như nhiều vụ kiện khác mà chiến dịch tranh cử của Trump đã đệ trình thời gian qua, đơn kiện của "thiếu bằng chứng thực tế, mang tính hoài nghi sâu sắc, cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với cả vai trò của tòa án trong hệ thống Hiến pháp lẫn vai trò của các bang trong cuộc bầu cử", Vladeck đánh giá. "Vậy nên, nó chắc chắn sẽ thất bại".

"Nếu Tòa án Tối cao rốt cuộc từ chối tiếp nhận đơn kiện do nộp lên, nỗ lực pháp lý của sẽ kết thúc trong thảm hại", bình luận viên Damon Root của trang Reason nhận định.

Vũ Hoàng (Theo NBC News, Reuters)

Tags:
Nghẹn lòng trước điều tiếc nuối nhất của nghệ sĩ Chí Tài trước khi qua đời

Nghẹn lòng trước điều tiếc nuối nhất của nghệ sĩ Chí Tài trước khi qua đời

Nghệ sĩ Chí Tài đã có những giây phút cuối đời quá đỗi cô đơn vì không có vợ bên cạnh.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất