Đông Phương: Nước Mỹ cũ đã quay trở lại?

Năm 2018, khi tham gia Thượng đỉnh G7 tại Canada, ông Trump đã  lên án các nước đồng minh chiếm tiện nghi của Mỹ và từ chối ký tên chung vào thông cáo hội nghị, đồng thời rời khỏi hội nghị sớm. Trên chiếc Air Force One, ông Trump còn tweet phê bình thủ tướng nước chủ nhà Canada Justin Trudeau là giả dối và mềm yếu. Ông Biden đã làm việc đầu tiên về mặt ngoại giao sau khi nhậm chức, chính là tuyên bố: nước Mỹ cũ đã quay trở lại. Không còn nghi ngờ gì nữa, ông Biden tập trung vào Thủ tướng Canada Trudeau. Ông Trudeau cũng đáp lại, nói rằng ông hy vọng nhiều như thế nào để Hoa Kỳ trở lại vị trí lãnh đạo. Thủ tướng Anh Johnson cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò lãnh đạo của Mỹ; Tổng thống Pháp Macron và Thủ tướng Đức Merkel cũng vậy.

11:00 10/03/2021

Bài viết được chuyển thể từ Kênh YouTube Đông Phương.

Đằng sau ngôn ngữ ngoại giao khách khí là một sự thật không thể chối cãi, liên minh truyền thống xuyên Đại Tây Dương chỉ tồn tại trên danh nghĩa, Châu Âu ngày nay không còn là Châu Âu bị tàn phá sau Thế chiến thứ 2, Cộng sản Liên Xô cũng đã giải thể, hiện giờ phải đối mặt là Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Biden đã không thể quay ngược trở lại thời kỳ trước khi ông Trump chấp chính một cách đơn giản. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo của các nước đồng minh biết rõ rằng ông Trump sẽ trở lại, dù bản thân ông ấy không trở lại thì chủ nghĩa Trump cũng sẽ quay lại. Do đó, thái độ và cam kết của chính quyền ông Biden rất có thể chỉ là tạm thời. Ví dụ, ông Biden đã ký sắc lệnh hành chính để trở lại hội nghị thượng đỉnh khí hậu Paris, trở lại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trở lại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, có thể ông sẽ quay lại thỏa thuận hạt nhân Iran, nhưng trong 4 năm nữa, có thể tất cả những điều này sẽ bị cắt giảm một lần nữa. Vì vậy, Liên minh châu Âu có những tính toán riêng, nói một cách tổng thể là sẽ càng lúc càng xa Mỹ, độc lập tự chủ về quốc phòng, thương mại cũng độc lập tự chủ.

Vợ chồng cựu Tổng thống Barack Obama và vợ chồng cựu Phó Tổng thống Joe Biden ngày 6/11/2012. (Ảnh: Pete Souza / )

Hiện giờ, những gì ông Biden làm chính là vỗ về các nước đồng minh, chính sách ngoại giao của Mỹ sẽ không thay đổi, trong phát biểu chính sách ngoại giao lần đầu tiên của mình, ông Biden đã nhấn mạnh sẽ tiếp xúc trở lại với châu Âu, tham vấn ý kiến châu Âu, đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ từ châu Âu. Ông Biden cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhắc lại tôn chỉ của NATO, sẽ không rút quân. Nhưng thách thức lớn nhất hiện giờ ông Biden đối mặt không phải là ngoại giao, mà là nội chính, là kiểm soát dịch bệnh, là kích thích kinh tế. Mặc dù Mỹ đã phê chuẩn 3 loại vắc-xin, nhưng muốn tiêm chủng toàn diện thì vẫn cần thời gian vài tháng, muốn phục hồi kinh tế thì cũng cần thời gian dài hơn. Trước khi mối đe dọa dịch bệnh biến mất, các nhà lãnh đạo các nước rất khó để gặp nhau. Hơn nữa, không ít chính sách mà ông Trump để lại vẫn đang còn tồn tại, thuế quan trừng phạt Trung Quốc vẫn chưa hủy bỏ; thuế quan sắt thép, hợp kim nhôm đối với Liên minh Châu Âu cũng chưa hủy bỏ; nhưng ngược lại ông Biden lại hủy bỏ dự án ống dẫn dầu Keystone XL từ Canada đến Mỹ, điều này khiến cho Canada rất không vui. Cho nên ông Biden muốn quay trở lại thời điểm cũ thì hoàn cảnh quốc tế cũng không cho phép. 

Ông Biden không quay trở lại được quá khứ, không chỉ là hoàn cảnh quốc tế, mà hoàn cảnh trong nước Mỹ cũng không cho phép, ngày cả bản thân Đảng Dân chủ, bản thân phe cánh tả cũng không cho phép. Bởi vì họ hiểu rất rõ ràng rằng nếu quay lại thời kỳ ông Obama, trở lại thời kỳ ông Biden làm Phó Tổng thống, vậy thì chẳng khác nào ôm ông Trump một lần nữa, bởi vì chính 8 năm chấp chính của ông Obama đã mang đến ông Trump, họ cũng khôn lên sau khi nếm trả khó khăn, do đó họ sẽ không giẫm lên vết xe đổ. 

Điều khiến phe cánh tả cảm thấy sốt ruột là chủ nghĩa Trump đã bén rễ tại Mỹ, sở dĩ chủ nghĩa Trump bén rễ là vì những vấn đề ông Trump chỉ rõ ra là đang tồn tại. Ví dụ như, ông Trump sẽ không còn tuân theo quan điểm chủ nghĩa quốc tế, không còn tin tưởng vào việc dùng danh nghĩa nhân quyền để thúc đẩy chế độ dân chủ; ông nhấn mạnh nước Mỹ trên hết, nhấn mạnh khiến nước Mỹ lớn mạnh một lần nữa, từ chối trả giá cho chủ nghĩa quốc tế. 

Bốn năm qua, truyền thông chủ lưu (truyền thông lớn thiên tả) đã chỉ trích ông Trump, miêu tả ông thành một doanh nhân tham lam, một kẻ ngoại đạo không có kiến thức cơ bản về chính trị, cuộc sống phóng túng, ngầm thông đồng với ông Putin, cản trở tư pháp, v.v. Danh dự, khách quan, công bằng của truyền thông chủ lưu đã chứng minh ông Trump đã đúng, ông Trump nói truyền thông chủ lưu là tin tức giả, là kẻ địch của nước Mỹ, điều này là đúng. Sự phát triển của mạng internet, sự bùng nổ thông tin, nhưng lại khiến cho sự thật ngày càng khó lan truyền, tin tức đã bị quan điểm thay thế, vì chứng minh quan điểm mà lựa chọn tin tức. Người Mỹ phổ thông khó có thể dựa vào bất cứ kênh nào để có được thông tin khách quan, công bằng, không mang theo quan điểm cá nhân. Khi ngày càng nhiều người Mỹ không biết làm thế nào, họ ngày càng không tín nhiệm vào phe kiến chế hiện hữu, ngược lại họ càng tin vào một người ngoại đạo, cho dù người ngoại đạo này có nhiều khuyết điểm, họ càng tin vào ông Trump, hy vọng rằng ông Trump sẽ có thể tát cạn đầm lầy.

Có một điểm, tôi tin rằng những cố vấn, bình luận viên, nhà phân tích của cánh tả không hiểu vì sao một tỷ phú lại có được sự ủng hộ rộng lớn của người Mỹ cổ cồn xanh (công nhân), những người Mỹ có trình độ giáo dục dưới đại học nghiêng về phía ủng hộ ông Trump. Ngoài bản thân ông Trump là người không kín miệng và có phong cách cao bồi miền tây ra, còn là vì ông là một tỷ phú, ông không muốn khom lưng trước công ty xuyên quốc gia, tập đoàn tài chính. Ông là một doanh nhân, nhưng trong mắt nhiều cử tri Mỹ, ông là một doanh nhân yêu nước, ông sẽ không bán đứng lợi ích nước Mỹ vì lợi ích cá nhân, ngược lại, ông lại chiến đấu vì lợi ích của nước Mỹ. 

Trong con mắt của nhà phân tích chính trị chuyên nghiệp, một người không có chút kiến thức cơ bản về chính trị như ông Trump, một người không để ý đến phong độ nho nhã, không biết cái gì gọi là muốn mọi việc thuận lợi và khéo léo, đây lại đúng là những điểm mà cử tri Mỹ thích ông. Còn ông Biden thì không ra điệu bộ gì, các cử tri không tin rằng lưng của ông Biden thẳng như thế, vì sao các công ty lớn, các tập đoàn tài chính lớn, công ty công nghệ cao đều ủng hộ ông Biden một cách áp đảo? Bởi vì họ muốn thị trường quốc tế, họ không muốn nước Mỹ số 1, họ không muốn chuyển nhà máy về Mỹ. Đương nhiên các tập đoàn tài chính lớn sẽ không công khai phản đối nước Mỹ số 1, họ gọi nó là chủ nghĩa bảo hộ thương mại nhỏ hẹp, cho nên họ ủng hộ ông Biden, cực lực bảo vệ ông Biden, trước cuộc tổng tuyển cử họ dốc toàn lực che đậy bê bối ổ cứng Hunter Biden. 

Nhưng cũng cần nói ngược lại, doanh nghiệp lớn, tập đoàn tài chính lớn, cả các công ty truyền thông xã hội công nghệ cao, đều đang theo đuổi lợi ích, và không có hệ tư tưởng cố định. Họ thích ông Biden, một nhà kỹ trị tin tưởng vào chủ nghĩa quốc tế, mở cửa biên giới. Họ thích giá lao động ở đâu rẻ thì đến đó và các tài sản tập trung ở một hòn đảo nhỏ không thu thuế. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân túy hiện tại đang thịnh hành, nước Mỹ có chủ nghĩa Trump, nước Anh có chủ nghĩa Johnson, Brazil có Bolsonaro, Pháp có Marine Le Pen, Hungary có Viktor Orbán, đương nhiên trong phe cánh tả cũng có chủ nghĩa dân túy, Bernie Sanders của Mỹ chính là một nhân vật đại biểu. Nếu phe dân túy lớn mạnh đến mức độ nhất định, khi lớn mạnh đến mức chủ đạo cục diện chính trị của Mỹ, thì giới thương nghiệp sẽ đặt lại vị trí, nếu ông Trump quyết đấu với ông Sanders, tôi tin rằng các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn tài chính lớn sẽ ủng hộ ông Trump một cách áp đảo. Vì sao lại thế? Bởi vì chủ nghĩa xã hội quá nguy hiểm, tất cả các tài sản tư hữu sẽ bị tận diệt, chỉ đơn giản như thế. 

Đông Phương

(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả, được đăng trên Vision Times)

Tags:

[

[

[

[

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất