Đứa con lai giữa cừu và người, sự mở đầu của việc con người tạo ra quái vật
Trái đất với một tương lai đầy ắp các sinh vật kỳ dị đang dần trở lên rõ ràng hơn khi các nhà khoa học Mỹ tuyên bố những đứa con lai giữa cừu và người đầu tiên đã tồn tại được 28 ngày trong phòng thí nghiệm dưới dạng phôi.
12:00 19/09/2018
Các nhà khoa học tuyên bố tạo thành công loài lai người – động vật thứ hai dựa trên một đột phá gây tranh cãi vào năm 2017, theo National Geographic.
Nghiên cứu này được phát triển với mục đích tiến gần hơn đến mục tiêu nuôi cơ quan nội tạng người phục vụ cấy ghép y học với nhu cầu ngày một gia tăng khiến thị trường chợ đen bùng nổ, đặc biệt là tại Trung Quốc – nơi mà một cuộc điều tra được tiến hành bởi Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) vào năm 2015 đã cho thấy: “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dưới sự chỉ huy của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã giết trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công để mổ sống lấy nội tạng cung cấp cho thị trường chợ đen”.
Để giải quyết nhu cầu cấy ghép tạng gia tăng, giới nghiên cứu đang nỗ lực mở rộng nguồn cung cấp nội tạng nhân tạo. Vài người thử in nội tạng 3D trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học khác phát triển nội tạng cơ học nhân tạo. Một số đang tạo ra vật lai giữa hai loài với hy vọng có thể nuôi nội tạng người trong cơ thể lợn hoặc cừu.
Để tạo ra loài lai, các nhà nghiên cứu tách tế bào gốc của một động vật. Tế bào gốc có thể phát triển thành bất cứ loại tế bào nào trong cơ thể. Sau đó, họ tiêm tế bào gốc của một loài vào phôi thai của loài khác. Nếu ADN của phôi thai bị cắt để không phát triển thành một nội tạng cụ thể, tế bào tiêm vào sẽ là lựa chọn duy nhất để lấp đầy chỗ trống. Ví dụ, các nhà nghiên cứu có thể nuôi gan người bên trong một con lợn sống.
Tuy nhiên, đây có thực sự là một hướng nghiên cứu lý tưởng?
Trước hết, nghiên cứu khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh kinh dị của một chú cừu với đầu có mắt, mũi và miệng giống người chào đời tại một ngôi làng ở Nga 2015.
Các chuyên gia tế bào gốc cũng nhấn mạnh tỷ lệ tế bào gốc người ở phôi thai cừu (khoảng 0,001%) quá thấp để cấy ghép nội tạng thành công. Tại cuộc họp thường niên năm 2018 của Hiệp hội Khoa học Cao cấp Mỹ diễn ra hôm 17/2 ở Austin, , nhà nghiên cứu Pablo Ross đến từ Đại học California, Davis, tuyên bố ông và đồng nghiệp đã điều chỉnh quá trình và tăng tỷ lệ tế bào gốc ở phôi thai cừu lên 0,01%.
“Chúng tôi cho rằng tỷ lệ đó có thể vẫn chưa đủ để sản sinh nội tạng”, Ross cho biết. Để cấy ghép nội tạng thành công, tế bào người phải chiếm khoảng 1% phôi thai. Để ngăn hệ miễn dịch đào thải, các nhà nghiên cứu cần tiến hành thêm nhiều bước để đảm bảo những virus động vật còn sót lại bị loại khỏi ADN của cừu.
Nếu như thành công, ở các cấp độ cao hơn, sinh vật lai tạo này cũng sẽ phải đối mặt với các vấn đề tương tự như khi nhân bản người. Những con vật bị nhân bản vô tính thường bị lỗi gene nên dễ mắc bệnh tật và chết sớm, hoặc phải chấp nhận “cái chết nhân đạo”. Và những sinh vật được sinh ra theo cách này cũng sẽ phải chờ đợi kết cục tương tự.
Con người là anh linh của vạn vật, sao có thể cho phép việc lai tạo với động vật tồn tại? Mặt khác, các loài sinh vật đều có đặc điểm cấu tạo riêng của mình, sự lai tạo sẽ khiến các cá thể được sinh ra yếu ớt và có tỉ lệ sinh tồn rất thấp. Và trong trường hợp chúng có thể tồn tại, chúng chẳng phải trở thành một thứ quái vật hay sao? Nếu người ta đã có thể lai tạo người với cừu, lợn thì trong tương lai cũng có thể là voi, chó, hổ và nhiều loài động vật khác.
Bạn có tự hỏi đến khi đó người ta nên đối xử với chúng giống như người hay một loài động vật? và liệu có chắc chúng sẽ không gây nguy hại cho chúng ta?
Điều đó thực sự không khó để trả lời, hậu quả thực sự sẽ rất ghê gớm. Mọi thứ trong vũ trụ này đều tốt đẹp và tuần hoàn, con người xác thực chỉ nên sử dụng cho khéo và hợp lý chứ không nên biến đổi nó đi. Chống lại các quy luật tự nhiên, điều con người nhận được sẽ chỉ là tai họa.
Hoài Anh
Câu chuyện về chú chó tranh cử Tổng thống Mỹ
Từng được giữ chức thị trưởng, Lucy Lou thậm chí không ngần ngại trở thành ứng cử viên tranh cử tổng thống.