Đụng độ biên giới: Binh sĩ Ấn Độ và TQ dùng vũ khí gì khiến thương vong cao bất thường?
Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói rằng cả hai bên đều ghi nhận thương vong trong cuộc đụng độ biên giới và không có một tiếng súng nào nổ ra.
05:09 18/06/2020
Theo Mirror, cuộc chạm trán giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc xảy ra ở thung lũng Galwan, phía tây dãy Himalaya.
Trong số 20 binh sĩ Ấn Độ tử vong, có một sỹ quan mang hàm đại tá, quân đội Ấn Độ xác nhận.
Bắc Kinh xác nhận rằng có “đụng độ vật lý” giữa hai bên ở khu vực biên giới, nhưng không công bố con số thương vong.
Nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ nói trên Reuters rằng binh sĩ hai bên đã lao vào ẩu đả bằng gậy sắt và đá, không bên nào nổ súng.
Đây là lần đầu tiên có người tử vong trong cuộc ẩu đả biên giới giữa hai nước kể từ năm 1967. Hai cường quốc hạt nhân đã nhiều lần đàm phán, thống nhất hạ nhiệt căng thẳng nhưng không giải quyết được bất đồng ở biên giới.
Mỗi lần đụng độ xảy ra, cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đổ lỗi cho bên kia xâm phạm lãnh thổ. Phía Ấn Độ nói rằng lính Trung Quốc đã tấn công trước, trong khi Bắc Kinh cáo buộc binh sĩ Ấn Độ đã vượt ranh giới.
“Binh sĩ Trung Quốc tấn công chúng tôi bằng gậy sắt. Sỹ quan chỉ huy gục gã với những vết thương. Tình hình lúc đó hết sức căng thẳng và chúng tôi cứ lao vào đánh nhau bằng gậy và đá”, nguồn tin cho biết, theo Reuters.
Nguồn tin nói phía Trung Quốc còn huy động quân tiếp viện và ẩu đả diễn ra trong nhiều giờ sau đó.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ ra thông cáo cho rằng cả hai bên đều có thương vong trong khi đã đạt thỏa thuận tránh biến tranh chấp biên giới thành xung đột chết người.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên phát biểu: “Điều gây sốc là vào ngày 15.6, phía Ấn Độ liên tiếp vi phạm thỏa thuận, hai lần vượt ranh giới, gây hấn và tấn công binh sĩ trung Quốc, khiến hai bên có những đụng độ về mặt vật lý”.
Link nguồn: http://danviet.vn/dung-do-bien-gioi-binh-si-an-do-va-tq-dung-vu-khi-gi-khien-thuong-vong-cao-bat-thuong-5020201769582304.htm
Liệu quân bài kinh tế Mỹ có giữ được ghế cho ông Trump?
Dự báo kinh tế Mỹ hồi phục nhanh có thể chỉ là ảo tưởng vì không tính đến ba thay đổi chính trong nền kinh tế Mỹ lúc này so với thời thập niên 1960.