Đừng khó chịu khi nghe Việt kiều nói hay pha tiếng Mỹ
Nhiều người cứ hay soi và lên án việc các anh chị em Việt Kiều khi về Việt Nam nói chuyện hay pha tiếng Mỹ, thật sự họ không muốn vậy đâu, có lý do đấy!
07:06 15/05/2023
Không phải như vậy đâu các bạn ạ. Đôi khi mình cần có những cái nhìn thông cảm hơn so với họ. Tôi có vài người cháu qua Mỹ định cư từ khi còn nhỏ, khi chúng lớn lên, được học hành ở trường Mỹ, trò chuyện với người Mỹ, bố mẹ thì đi làm tất bật suốt ngày đến thời gian nói chuyện còn khan hiếm, vậy thì chúng nói được tiếng Việt còn là chuyện đáng mừng chứ.
Tại sao Việt kiều về Việt Nam nói chuyện hay đệm tiếng Anh? Có phải họ muốn thể hiện mình sành điệu?
Chưa kể, ngôn từ Việt còn thay đổi theo năm tháng, khi nói chuyện không hiểu xảy ra là vấn đề bình thường thôi.
Có nhiều người sống ở Mỹ lâu năm, lại ở nơi ít cộng đồng Việt Nam, thì ngôn ngữ nó đã ăn sâu vào thành phản xạ không điều kiện rồi, mở miệng ra là theo thói quen thường ngày.
Người VIệt mình cũng hay thắc mắc chuyện đổi tên Mỹ, kêu rằng “mình tên Việt sao không giữ nguyên đổi sang tên Mỹ làm gì”. Tuy nhiên, xin thưa với các bạn rằng, sang Mỹ, sinh hoạt ở môi trường Mỹ, chúng ta buộc phải thay đổi theo, để thuận làm ăn, để thuận gọi nhau thường ngày.
Ví dụ tên bạn là Hằng, là Dũng, sang Mỹ bỏ dấu là tên sẽ mang nghĩa khác, xấu lắm chứ, nên phải đổi thôi.
Chúng ta là Việt Nam, là đồng hương, là đồng bào, chúng ta phải yêu thương và giúp đỡ nhau thay vì soi sét và phê bình nhau phải không các bạn?
Biên tập: Hải Vân/ tinnuocmy.com
Phương Thanh – Đàm Vĩnh Hưng từ 2 chị em thân thiết tới “cạch mặt” nhau: Lùm xùm bùa ngải, “chèn ép” đối phương
“Tôi và Phương Thanh không nhất thiết phải làm hòa”, đó là lời tuyên bố Đàm Vĩnh Hưng sau hơn 1 thập kỷ “cạch mặt” người chị từng rất thân thiết trong showbiz Việt.