Đường đường là một thạc sỹ du học nước ngoài, vậy mà về Việt Nam lương 8 triệu, đêm phải chạy Grabike kiếm thêm tiền vì gánh nặng cơm áo gạo tiền

Là một trong 6 người được chọn đi du học Mỹ, nhưng hiện tại phải chạy grabbike kiếm thêm thu nhập hàng ngày. Câu chuyện của anh Phạm Quốc Thái đang khiến CĐM không khỏi bất ngờ thậm chí lo lắng.

21:00 11/07/2023

Theo báo Thanh Niên đưa tin, Phạm Quốc Thái, 26 tuổi, từng được nhận học bổng chương trình thạc sĩ tại ĐH Arizona thời gian 1 năm. Sau khi trở về Việt Nam, anh được phân công về Phòng Quản lý chất lượng thực phẩm của Ban Quản lý ATTP TP.HCM.

Mặc dù đi du học ở Mỹ về, nhưng mức lương mà anh nhận được hàng tháng chỉ vỏn vẹn 2.8 triệu đồng, không đủ để anh có thể trang trải cuộc sống hàng ngày. Vậy nên, gánh nặng cơm áo gạo tiền đã khiến chàng thạc sĩ phải chạy grabbike để mưu sinh.

Thậm chí, đến nay đã 26 tuổi nhưng anh vẫn chưa có người yêu. Anh chia sẻ:"Tôi chấp nhận làm nhà nước lương thấp nhưng nghĩ một chương trình hợp tác bài bản như vậy nên ít ra lương cũng phải được 10 triệu đồng/tháng để bảo đảm cuộc sống, nhưng không ngờ mức lương thấp như vậy và họ trả không đúng với quy định nhà nước nữa. Vừa rồi làm việc với chỗ ĐH Arizona, chị giám đốc ở đây hỏi tôi có người yêu chưa, tôi trả lời ngay cả cuộc sống tối thiểu hằng ngày còn chưa lo được sao dám nghĩ chuyện yêu đương".

Anh Thái chia sẻ:"Công việc giống như lao động phổ thông mà một người trình độ lớp 9 cũng có thể làm được. Điều tôi bức xúc đó là việctôi học về kỹ thuật xây dựng công trình nhưng lại phân về quản lý thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thịt heo - một lĩnh vực mà tôi không hề có kiến thức gì cả".

Nhưng có những ý kiến phản đối, họ cho rằng việc bỏ ra thời gian, công sức để học tập, không thể bỏ phí "chất xám" như vậy được. CĐM cho rằng, nếu đi học thạc sĩ mà về chấp nhận làm xe ôm thì đúng là "thất bại". Hơn nữa, cũng có những ý kiến nói rằng không phải cứ học giỏi là sẽ có công việc tốt, lương cao. Xã hội bây giờ không chỉ cần kiến thức mà còn cần kĩ năng nữa.

Theo quan điểm của nhiều người, nghề nào cũng là nghề, cũng xứng đáng được tôn trọng. Nhưng họ cho rằng, nếu có kiến thức thì nên dùng "chất xám" của mình để làm việc và kiếm tiền, thay vì dầm mưa dãi nắng, làm những công việc tay chân mệt nhọc.

"Hôm nọ tôi đi GrabBike, tài xế là một sinh viên ngành kế toán, em cho biết chạy xe để kiếm tiền trang trải chi phí ăn học. Thấy em nỗ lực, vui tính, tôi thấy vui và chúc em ra trường kiếm được việc làm đúng chuyên môn. Tôi không chê Grab, nhưng sinh viên cũng chạy, thạc sĩ cũng chạy Grab thì "học đại học để làm gì?”

Có ai thử làm thống kê xem trong những người chạy Grab có bao nhiêu là sinh viên, cử nhân, thạc sĩ... Được đào tạo đại học, sau đại học mà ra trường chạy xe ôm thì có lãng phí quá không? Vấn đề này là lỗi của nền giáo dục tại Việt Nam, hay do chính bản thân mỗi người không tự mình vươn lên và cố gắng? 

Đó có lẽ là câu hỏi không phải chỉ riêng anh Phạm Quốc Thái đang đau đáu tìm cách trả lời. Hàng nghìn bậc phụ huynh cũng đang ġıậƬ mình điếng người: liệu đứa con đang được nuôi ăn học мấƬ bao công sức rồi có rơi vào hoàn cảnh tương tự?

Câu chuyện anh Thái “thạc sĩ – xe ôm” đã nóng lên từ vài tuần qua nhưng lên đến đỉnh điểm ngay sau khi kỳ thi THPT quốc gia vừa kết thúc. Một kỳ thi tốn công, nhọc sức, hại thần kinh của hàng triệu người đặt bên cạnh tình cảnh của người đã từng là hình mẫu phấn Ɖấυ về học tập như anh Thái xem ra thật là trớ trêu. Hàng chục năm trước, chắc chắn anh Thái cũng hồ hởi, đầy đam mê, hoài вãо như những sĩ тử trong kỳ vượt vũ môn kia.

Cũng dám khẳng định anh phải là người chăm chỉ, học gạo, cực kỳ nỗ lực vươn lên thì mới có được những suất học bổng “vạn người mơ” thế ấy. Nhưng rốt cuộc thì sao? Vạch đích của anh bây giờ là những chuyến xe ôm nhọc nhằn giữa Sài thành hối hả, bon chen.

Anh đã vượt qua biết bao chướng ngại lớn nhất trong cuộc đời đi học của mình, để rồi giờ đây lại phải hòa mình vào đội ngũ xe ôm công nghệ đang ngày một có nhiều hơn những gương mặt đồng cảnh ngộ như anh.

Một thế hệ trí thức đang bị Ɖάпʜ cắp!

Người viết bài này không cố tình dè bỉu nghề chạy xe ôm, càng không có ý coi thường những cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp bất đắc dĩ phải chạy grab. Tất cả mọi nghề đều xứng đáng bình đẳng như nhau, miễn là lương thiện.

Nhưng rõ ràng đang có một lỗ hổng lớn trong sự phân công lao động ở đây. Một xã hội vận hành bình ổn chính là đảm bảo rằng mỗi người có thể làm tốt công việc đúng chuyên môn, sở trường của mình. Khi bạn bất chợt phát hiện ra người đang chở mình lòng vòng trên những con đường đi làm, đi chơi lại chính là một kỹ sư công nghệ thông tin tốt nghiệp hạng khá thì có nghĩa là tấn bi kịch lớn đã bắt đầu…

“Công việc giống như lao động phổ thông mà một người trình độ lớp 9 cũng có thể làm được. Điều tôi вứс χύс đó là việc tôi học về kỹ thuật xây dựng công trình nhưng lại phân về quản lý thực phẩm, truy xuất nguồn gốc ƬʜịƬ heo, một lĩnh vực mà tôi không hề có kiến thức gì cả”. Aпʜ Thái đã kể ra cái thảm cảnh dở khóc dở cười của mình như thế đó. Thạc sĩ mà phải về… chăn lợn ư? Bao nỗi tủi hờn, giận dữ, uất ức suốt thời gian qua giờ đã không thể kìm giữ. Tiếng kêu than của anh Thái phải chăng cũng chính là tiếng kêu cứu thất thanh, vô vọng của một thế hệ người Việt trẻ đang phải lao đao, sống lay lắt với những tấm bằng vô nghĩa trên tay?

Câu chuyện ra trường thất nghiệp luôn được các bạn trẻ bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội.

Và lại một lần nữa, người ta phải đặt thêm dấu hỏi khuyên son lớn cho ɴġàɴʜ giáo dục nước nhà: Vì đâu những trí thức ưu tú của quốc gia phải chạy xe ôm kiếm cơm qua ngày? Mà thôi, cũng chẳng cần phải hỏi các bộ, ban, ɴġàɴʜ, đoàn thể làm gì nhiều. Câu chuyện giáo dục từ hàng mấy thập kỷ nay nào có gì thay đổi? Những cái gọi là “cải cách” tốn biết bao giấy mực của báo giới, biết bao tiền thuế của nhân dân đã mang lại cho chúng ta những gì? Phải chăng là mang lại thêm hàng nghìn trường cao đẳng, đại học mới mọc lên như nấm? Phải chăng là mang lại hàng vài trăm nghìn cử nhân ra trường bơ vơ như trẻ không nhà với tấm bằng không nhiều giá trị thực?

Trong một buổi tọa đàm khá hoành tráng hồi cuối tháng 3 vừa qua, vị “tướng đầu ɴġàɴʜ” giáo dục, ông Phùng Xuân Nhạ tỏ ra thực sự lo lắng trước con số: 30% cử nhân công nghệ thông tin ra trường làm được việc, còn lại 70% cử nhân phải đào tạo lại.

Và nếu bạn vẫn chưa thấy rằng con số ấy đáng báo động thì hãy nghe một thống kê nhỏ của đại biểu quốc hội Bùi Sĩ Lợi: “Năm 2017 có 200.000 cử nhân thất nghiệp, cũng có 80% sinh viên, cử nhân ra trường hiện đang chạy xe cho các hãng như Grab”. Tất nhiên đó là con số của 2 năm trước và bạn hãy luôn tin rằng số cử nhân thất nghiệp luôn tăng đều qua từng năm.

Mà hiện tại không chỉ có mình Grab cung cấp dịch vụ xe ôm công nghệ, ngoài ra còn có Go-Viet, FastGo, Be… Nghĩa là “đất diễn” của các cử nhân thất nghiệp ngày càng nhiều hơn, thật đau lòng! Trước đây, ở đâu đó trên mạng xã hội, người ta từng chia sẻ hình ảnh một hội trường toàn người trẻ măng đến dự đại hội thành viên Tập đoàn Grab. Đó có phải là chỗ dành cho các em không? Lại đau lòng một lần nữa!

Thạc sỹ  về chạy xe ôm kiếm sống: Vấn đề nhỏ, nỗi lo lớn

“Ngày tốt nghiệp là ngày thất nghiệp” – Đó là tâm trạng chán nản của rất nhiều tân cử nhân hiện nay. (Ảnh: kienviet.net)

Nhưng sự thể đã đến nước này thì “cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa”. Đừng trách ɴġàɴʜ giáo dục không định hướng cho đội ngũ cử nhân sắp và đã ra trường bởi trước nay họ chưa từng làm việc đó. Cũng đừng trách các bậc phụ huynh cứ phải cố “nhồi” con mình vào một trường đại học ABC nào đó để nở mặt nở mày với đôi bên hàng phố bởi nó cũng chỉ xuất phát từ mong ước cháy bỏng “thoát dốt, thoát nghèo” mà thôi.

Và cũng chẳng nên trách các em tân sinh viên hay cử nhân tốt nghiệp làm gì bởi đơn giản ngay từ đầu các em đã không thể làm chủ được cuộc chơi của chính mình.

Khi sự phân công lao động trong xã hội còn quá nhiều bất công và bất cập, khi những thể chế và chính sách không thể theo kịp thực tiễn và tâm nguyện của quảng đại nhân dân thì tất cả những thứ nghịch lý như trên đều sẽ phải tự ngậm ngùi mà chấp nhận trở thành “thuận lý” mà thôi!

Để kết lại bài viết buồn bã này, các bạn hãy nghe lời tâm sự của một độc giả sau khi đã buồn, đã giận, đã tiếc cho những người như anh Thái “xe ôm”: “Hôm nọ tôi đi GrabBike, tài xế là một sinh viên ɴġàɴʜ kế toán. Em cho biết chạy xe để kiếm tiền trang trải chi phí ăn học. Thấy em nỗ lực, vui tính, tôi thấy vui và chúc em ra trường kiếm được việc làm đúng chuyên môn.

Hôm nay đọc báo thấy anh thạc sĩ ra trường cũng chạy Grab, tôi thấy buồn, cũng chúc anh kiếm được việc làm phù hợp. Tôi không chê Grab, nhưng sinh viên cũng chạy, thạc sĩ cũng chạy Grab thì “học đại học để làm gì?” (Nguyễn Văn Hùng – TP.HCM).

Vâng, đúng rồi! Học đại học để làm gì?

Tags:
Không hẹn ngày về: Câu chuyện buồn cho người viễn xứ

Không hẹn ngày về: Câu chuyện buồn cho người viễn xứ

Lòng thành khẩn không được chấp nhận, bác Hoạt đòi lên đường sang Nga mặc cho gia đình tôi can ngăn và tha thiết mời ở cùng. (Đỗ Minh Thuyết, Thanh Hóa)

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất