Em bé đầu tiên ra đời từ người mẹ được cấy ghép tử cung
Theo các bác sĩ Đại học Baylor, một phụ nữ được cấy ghép tử cung đã sinh con thành công.
05:38 05/12/2017
Đối với phụ nữ, không có tử cungđồng nghĩa với việc họ thể làm mẹ. Tuy nhiên, vào năm 2014 tại Thuỵ Điển, một em bé chào đời từ người mẹ được cấy ghép tử cung, mang đến niềm hi vọng cho nhiều phụ nữ.
Theo các bác sĩ Đại học Baylor, một phụ nữ được cấy ghép tử cung đã sinh con thành công. Đây là trường hợp đầu tiên trên nước Mỹ và là một bước tiến quan trọng của y học.
Phẫu thuật cấy ghép còn đạt được nhiều thành tựu khác như cấy ghép dương vật cho những người lính, mang lại đôi bàn tay mới cho một cậu bé, hay tạo ra khuôn mặt mới cho một phụ nữ sau khi cô bị bắn vào mặt.
Sự thành công của ca sinh mở ra cơ hội cho hàng ngàn phụ nữ không có khả năng thụ thai.
Các bác sĩ tại ĐH Baylor đã và đang tìm kiếm giải pháp khắc phục các hạn chế bằng việc cấy ghép tử cung của người hiến tạng không cùng huyết thống, hoặc đã mất vào cơ thể người nhận.
Bác sĩ phẫu thuật Liza Johannesson tại ĐH Baylor trả lời tờ New York Times:
“Chúng tôi rất hạnh phúc khi em bé ra đời. Dù đã chứng kiến nhiều ca sinh, nhưng đây quả thật là một trường hợp đặc biệt.”
Cho đến nay, bệnh viện đã hoàn thành 8 trên 10 ca cấy ghép. 4 ca trong số đó đã thất bại và buộc phải cắt bỏ tử cung, may mắn vẫn có một ca thành công.
Cấy ghép tử cung đặc biệt ở chỗ thời gian bộ phận được cấy ghép tồn tại chỉ đủ để cho người mẹ mang thai. Sau khi phôi được cấy vào tử cung và em bé được sinh ra, phần tử cung sẽ được phẫu thuật cắt bỏ. Vì thế, người mẹ sẽ không phải dùng những loại thuốc có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và hại cho sức khoẻ.
Tuy không biết lộ danh tính người mẹ cũng như thông tin về em bé nhưng tờ Tech Times cho biết người hiến tặng tử cung là nữ y tá Taylor Siler, 36 tuổi – một bà mẹ đã có 2 con ở Dallas.
Mặc dù là một cột mốc tiến bộ, phẫu thuật cấy ghép tử cungvẫn chỉ mới đang đi chập chững những bước đầu tiên. Các bác sĩ thừa nhận quá trình thử nghiệm vẫn còn những hạn chế.
Tháng 2 năm 2016, Linsdsey McFarland là người phụ nữ đầu tiên tại Mỹ được cấy ghép dạ con. Ca phẫu thuật kéo dài 9 tiếng, sử dụng tử cung của một người hiến tạng đã mất. Tuy nhiên, cô đã phải cắt bỏ tử cung do nhiễm trùng.
Theo tờ Newsweek, hầu hết những phụ nữ tham gia cuộc thử nghiệm của ĐH Baylor đều mắc hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser (MRKH) khiến họ không thể mang thai và sinh con.
Trả lời tạp chí Time, bác sĩ Giuliano Tesla – người đứng đầu nhóm nghiên cứu thử nghiệm cấy ghép tử cung của ĐH Baylor cho hay:
“Qua quá trình thử nghiệm, tôi mới hiểu được việc cấy ghép có ý nghĩa như thế nào với những người phụ nữ đó mà không ngôn từ nào có thể diễn tả được.”
Sinh con “kiểu Mỹ”
Jessica Allen, sống tại San Bernardino, California (Mỹ) mang thai hộ một cặp cha mẹ người Trung Quốc.