EU mở rộng thương mại với Việt Nam, đóng cửa với Campuchia
Liên minh châu Âu dự kiến sẽ mở rộng thị trường cho Việt Nam vào thứ Tư, đồng thời chấm dứt nhiều ưu đãi thương mại với Campuchia.
00:00 13/02/2020
Liên minh châu Âu dự kiến sẽ mở rộng thị trường cho Việt Nam vào thứ Tư, đồng thời chấm dứt nhiều ưu đãi thương mại với Campuchia. Động thái này của EU thể hiện sự ủng hộ trước những tiến bộ của Việt Nam nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động, nhưng cũng là sự trừng phạt với Campuchia vì vi phạm nhân quyền.
Châu Âu đang tăng cường nhấn mạnh việc tự do hoá quan hệ đối tác thương mại, đi kèm với các cam kết về các tiêu chuẩn môi trường, lao động và xã hội.
Tại Strasbourg, các nhà lập pháp EU sẽ bỏ phiếu về một hiệp định thương mại tự do được ký kết với Việt Nam. Đây là hiệp định toàn diện nhất với một nước đang phát triển và hiệp định thứ hai giữa EU với một thành viên của ASEAN. Sự ủng hộ ban đầu từ Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu vào tháng trước cho thấy quốc hội sẽ ủng hộ việc ký kết.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi các nhà lập pháp trì hoãn phê duyệt cho đến khi Việt Nam thực hiện cam kết cho phép người lao động tự do hội họp và cải cách một bộ luật hình sự khiến những người lên tiếng phê bình chính phủ vào tù.
Thỏa thuận thương mại có thể có hiệu lực vào tháng 7, sẽ loại bỏ 99% thuế quan.
Nhiều hàng hóa Việt Nam được hưởng lợi từ các ưu đãi vào thị trường EU theo chương trình dành cho các nước nghèo đang phát triển. Tuy nhiên, điều này áp dụng cho thuế đối với hai phần ba các loại sản phẩm. Thuế quan vẫn được áp dụng, mặc dù ở mức thấp hơn, cho hàng may mặc.
Ngược lại, Ủy ban Châu Âu chuẩn bị rút các ưu đãi thương mại dành cho Campuchia trong chương trình “Mọi thứ trừ vũ khí” (EBA) – áp dụng cho 48 nước nghèo nhất - do các vấn đề về nhân quyền. Ban điều hành EU cho biết trong một báo cáo hôm thứ Ba rằng chính phủ Campuchia đã đàn áp phe đối lập, các nhóm xã hội dân sự và giới truyền thông trong ba năm qua.
Các thương hiệu quần áo và giày toàn cầu đã viết thư cho ông Hun Sen - nhà lãnh đạo lâu năm của Campuchia - thúc giục cải cách, nhưng ông nói rằng quốc gia của ông sẽ không khuất phục trước yêu cầu của nước ngoài.
Campuchia là nước hưởng lợi cao thứ hai nhờ EBA năm 2018, chỉ sau Bangladesh. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 5,25 tỷ euro (5,73 tỷ USD) trong năm 2018, tăng 14% so với năm 2016.
Việc rút các ưu đãi có thể khiến thuế quan đối với mặt hàng may mặc của Campuchia nhập khẩu vào EU tăng lên 12% từ con số không.
Người Việt – Việt kiều và sĩ diện đón người thân ở sân bay
Nếu mà xuống sân bay không có ai đón thì bẽ bàng lắm, những cánh tay giơ lên mà thiếu ai đó thì bị giận.