EU sẽ thiếu 30 triệu lao động năm 2030 nếu không có người nhập cư
Quỹ Leonardo Moressa, tổ chức phi chính phủ của Italy cho biết nếu không có người nhập cư Liên minh châu Âu (EU) sẽ thiếu 30 triệu lao động vào năm 2030.
00:44 28/02/2017
Trong một báo cáo mới công bố, Quỹ Moresca (tổ chức chuyên đánh giá về tác động của người nhập cư với nền kinh tế) khẳng định rằng trong vòng 15 năm tới, do tỷ lệ sinh không tăng và người dân ngày càng thọ hơn, châu Âu sẽ trở thành một châu lục "già nua, nghèo đói và năng suất lao động thấp hơn."
Tổ chức này cho rằng nếu EU cứ tiếp tục cố thủ trong đường biên giới của mình mà không mở cửa cho người nhập cư thì đến năm 2030, dân số của các nước EU sẽ giảm đi 1,9% , chỉ còn dưới 500 triệu người. Trong đó, các nước chịu ảnh hưởng lớn nhất sẽ là Đức giảm 7%, từ 81 triệu xuống còn 75 triệu người và Italy (giảm 5%, từ 60 triệu xuống còn 57 triệu người.
Hậu quả của tình trạng này là tỷ lệ người trong độ tuổi lao động (từ 15 - 64 tuổi) sẽ giảm từ 65,5% dân số EU hiện tại xuống còn 60,8% vào năm 2030, tương đương với 30 triệu người.
Những dự đoán thống kê của Quỹ Moresca cho thấy Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, sẽ mất ít nhất 9 triệu lao động nếu không tiếp nhận người nhập cư. Trong khi đó, Italy là nền kinh tế lớn thứ 3, sẽ mất 4,3 triệu người do tỷ lệ sinh giảm và tình trạng lão hóa gia tăng.
Những người nhập cư đến nước Đức
Quỹ Moresca cho biết đến năm 2030, số trẻ em trong độ tuổi từ 0 - 14 tuổi của các nước EU sẽ giảm từ 15,6% xuống còn 14,3%, tương đương với giảm 8 triệu người, trong khi số người trên 65 tuổi sẽ tăng lên 28 triệu người. Nghiêm trọng nhất là ở Italy, với tỷ lệ người cao tuổi tăng từ 21,7% dân số hiện tại lên 27,5% vào năm 2030.
Do đó, Quỹ Moresca khuyến cáo, các quốc gia EU cần phải có một chính sách hiệu quả liên quan đến người nhập cư, nhằm tận dụng tốt nguồn nhân lực này để đối phó với tình trạng trên.
Theo tính toán của quỹ này, với các đạo luật mới nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho người nhập cư đang sống ở Italy được nhập tịch, vào năm 2030, người nhập cư sẽ đóng góp 15% GDP quốc gia, tương đương với 217 tỷ euro (hiện tại là 9% GDP) và lúc đó, họ đã chiếm 14,6% dân số, tăng gần gấp đôi so với thời điểm hiện tại (8,2%).
Báo cáo kết luận di cư và nhập cư hiện là những chủ đề hết sức nhạy cảm ở châu Âu. Vì các lý do an ninh, kinh tế và chính trị, xã hội, nhiều quốc gia châu Âu đã dựng lên những bức tường, các đảng cánh hữu thắng thế và tư tưởng chủ đạo là đóng lại các đường biên giới nhằm đối phó với người di cư. Tuy nhiên, nếu không có chính sách nhập cư hiệu quả, việc thiếu nguồn nhân lực sẽ để lại những hậu quả lớn và lâu dài về kinh tế-xã hội đối với EU.
Nghề sửa quần áo ở Little Saigon: ‘Cứ rung đùi là có tiền’
Cũng làm nghề may nhưng họ không biến những tấm vải đơn điệu để cho ra các bộ quần áo đủ kiểu, mà họ dùng bàn tay khéo léo của mình biến những bộ quần áo từ bình dân đến hàng đắt tiền như Louis Vuitton, Gucci… trở nên hợp với vóc dáng của khách hàng theo kiểu “đo ni đóng giày.”