Giấc mơ định cư Mỹ – giấc mơ bình đẳng cho mọi người
Cư dân Mỹ liệt kê những thành tựu quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi người, những điều hiện thân của “Giấc mơ định cư Mỹ“, như kênh truyền hình Fox News phản ánh. Theo một cuộc thăm dò của kênh truyền hình, đa số những người được hỏi (88%) cho rằng “tiêu chuẩn tiện nghi của cuộc sống sau khi nghỉ hưu là quan trọng và rất thiết thực đối với giấc mơ Mỹ”; 76% nói rằng sự nghiệp thành công là điều chính yếu; theo 74% số người được hỏi, “giấc mơ Mỹ” là việc lập gia đình, cũng như đóng góp cho xã hội; 69% người được hỏi nói rằng việc sở hữu căn nhà riêng là rất quan trọng để đạt tới “giấc mơ Mỹ”.
12:00 21/07/2017
Giấc mơ định cư Mỹ – một giấc mơ bình đẳng
Cụm từ “Giấc mơ Mỹ” thường được dùng để thể hiện lý tưởng sống của công dân Mỹ trên các phương diện vật chất và tinh thần. Biểu tượng giấc mơ Mỹ và các giá trị Mỹ đối với nhiều người nhập cư đến ở Hoa Kỳ kể từ cuối thế kỷ XIX là tượng Nữ thần Tự do ở New York. Khi nói tới bình đẳng, chúng ta hay nói tới vấn đề bình đẳng về thu nhập. Đây là vấn đề mà xã hội nào cũng có và ở nước Mỹ thì vấn đề này đang ngày càng trở nên nghiêm trọng khi mà 0.1% những người giàu nhất chiếm hơn 20% tổng tài sản xã hội.
Tuy vậy, người Mỹ vẫn vốn tự hào về cái gọi là “Giấc mơ Mỹ” – mấu chốt của nó là sự bình đẳng về cơ hội. Tất nhiên chúng ta không thể có bình đẳng tuyệt đối, nhưng chí ít Mỹ là một trong số ít nước mà người dân ít lo lắng về vấn đề bình đẳng cơ hội hơn ở những nước khác. Nhưng theo GS Putnam, điều này đã trở thành quá khứ. Nước Mỹ những năm 2000 đã khác rất nhiều và cái gọi là Giấc mơ Mỹ có vẻ như ngày càng xa tầm tay của những người không có may mắn sinh ra trong một gia đình da trắng, giàu có, hay bố mẹ có học vấn cao.
Qua nghiên cứu nhiều năm, GS Putnam đã nhận thấy một số khác biệt rõ nét về vấn đề phân chia giai cấp và mất bình đẳng về cơ hội trong xã hội Mỹ hiện nay. Nhìn chung, người Mỹ ngày càng phân biệt về tầng lớp xã hội rõ nét – người giàu thì có xu hướng chơi với người giàu, da trắng chơi với da trắng, người có học vấn cao thì chơi với những người cũng có học vấn cao.
Điều đó có nghĩa rằng trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo khó thì lại chơi với các trẻ em nhà nghèo khác, chứ có rất ít cơ hội để mở rộng các mối quan hệ của mình. Tương tự như vậy, ông cũng thấy rằng khi phân chia theo trình độ giáo dục, gia đình nào có bố mẹ có bằng đại học hoặc cao hơn sẽ dành nhiều thời gian chơi với con hơn, bỏ nhiều tiền đầu tư giáo dục cho con hơn, và cũng dành nhiều thời gian ăn tối với con hơn khi so với các gia đình mà bố mẹ chỉ có bằng cấp 3 trở xuống.
Các gia đình khá giả cũng đầu tư cho con tham gia các chương trình ngoại khóa như đi học piano, chơi thể thao vv…họ cũng đi nhà thờ nhiều hơn (do đó có nhiều hỗ trợ từ cộng đồng hơn) và có mức độ tin cậy xã hội cao hơn. Một trong những nguyên nhân đó là tình trạng “pay to play” (trả tiền để được chơi) đối với các chương trình ngoại khóa hiện nay.
Theo Putnam, thời ông còn nhỏ thì hầu hết các hoạt động này là miễn phí nên trẻ em giàu nghèo gì cũng đều tham gia được. Còn ngày nay, đi học cái gì cũng phải trả tiền cho nên chỉ có con nhà khá giả bố mẹ có điều kiện thì mới có thể theo học piano hay chơi bóng đá. Đây cũng là một cuộc chạy đua giữa các bố mẹ và trong cuộc chạy đua này thì rõ ràng là các gia đình nghèo đã bị bỏ lại khá xa.
Xã hội Mỹ ngày nay phân hóa và cá nhân hóa đến mức người ta không còn mấy quan tâm đến trẻ con hàng xóm nữa – coi như nhà nào biết nhà nấy. Không chỉ các trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo và học vấn thấp là thiệt thòi, mà đây còn là sự mất mát chung của xã hội.
Tại sao giấc mơ đó lại là giấc mơ Mỹ?
Cần lật lại lịch sử và nhìn sơ qua bộ mặt nước Mỹ để có câu trả lời. Nước Mỹ được ra đời khi nhân loại đã bắt đầu chán ngán một châu Âu già cỗi, nơi mà con người ta sống và được đánh giá không phải do tài năng của mình, mà là do mình thuộc dòng dõi nào, con của công tước vương hầu nào. Trước tiên hãy hồi tưởng lại ngọn nguồn của “giấc mơ Mỹ”. Từ thời lập quốc, người Mỹ đã ôm ấp nhiều hoài bão, và Mỹ đã trở thành nơi lý tưởng về cơ hội lập nghiệp trong các vùng đất trên thế giới. Trong «Tuyên ngôn độc lập», Thomas Jefferson viết rằng, “Mọi người đều có quyền sống, tự do và theo đuổi hạnh phúc”, nghĩa là mỗi người đều cần có cơ hội và có thể thực hiện nó tại nước Mỹ. Đây là lý tưởng hấp dẫn và có sức mạnh nhất trong lịch sử hiện đại, đã khích lệ hàng triệu triệu người di dân đến Mỹ tìm công việc tốt đẹp, mưu cầu thụ hưởng nền giáo dục tốt đẹp…
Đã có những người ra đi, và họ đã tìm được câu trả lời của mình ở nước Mỹ. Một quốc gia mới hoàn toàn, ở trên một vùng đất mới, nơi mà chưa từng được xác lập những truyền thống xã hội nào, một nơi tuyệt vời để thực hiện những lý tưởng mới! Và bản Hiến Pháp của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ ra đời, với các giá trị cơ bản để tạo nên xã hội mới, để tạo điều kiện triệt để giấc mơ Mỹ: bình đẳng, tự do và có quyền mưu cầu hạnh phúc – những giá trị đã được tạo nên ở châu Âu nhưng không bao giờ được thực hiện hoàn chỉnh do những truyền thống xã hội nặng nề ở đây.
Sức hấp dẫn của giấc mơ Mỹ? Hàng vạn người, từ khắp nơi trên thế giới, bằng những con đường nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp đã tìm mọi cách để đến Mỹ. Đó là những sinh viên Ấn Độ, Trung Quốc,…, đó còn là những dân nghèo của Mexico, Honduras,… Những dòng người nhập cư đã tạo nên một bản sắc nước Mỹ phong phú, và bên cạnh đó, với việc tôn vinh tài năng của con người, đã tạo nên một đại cường quốc Mỹ của thế kỷ XX. “Giấc mơ Mỹ” (American dream) là ước mơ và niềm tin về sự tự do. Nơi đó cuộc sống hạnh phúc tốt đẹp hơn, giàu có hơn với tất cả mọi người tuỳ theo khả năng và thành tích mỗi cá nhân. Sau 50 năm độc tôn với “Giấc mơ Mỹ”, giờ đây Mỹ phải chịu sự cạnh tranh từ nhiều quốc gia khác, đặc biệt là Canada. Trên mọi phương diện, Canada xứng đáng là địa điểm lý tưởng để hiện thực hoá “quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc” của mỗi người.
Giấc mơ định cư Mỹ có còn là hiện thực? Trải qua 300 năm hình thành và phát triển, khi mà một xã hội với những truyền thống đã dần được xác lập, thì giấc mơ Mỹ hình như cũng đang mất dần. Người giàu thì một ngày một giàu hơn, kẻ nghèo thì ngày một nghèo hơn, chênh lệch xã hội ngày một lớn, và giá trị của đồng tiền ngày một lấn lướt giá trị của tài năng con người. Đó là lời kêu cứu của các nhà xã hội học Mỹ hiện nay. Thực tế thì sao? Mong rằng có một ngày bạn sẽ được đến Mỹ và kiểm chứng.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 20/7: USD hồi phục vẫn chưa hết rủi ro
Tỷ giá ngoại tệ ngày 20/7 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế hồi phục sau khi xuống mức thấp nhất 10 tháng. Tuy nhiên, lo ngại vẫn tràn ngập trên thị trường.