Google chỉ ra những điều làm nên thành công của một nhân viên
Suy nghĩ chung ngày nay cho rằng sinh viên chuyên ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán hay lập trình sẽ có nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, nghiên cứu của Google sẽ khiến bạn suy nghĩ lại.
04:06 01/01/2018
Suy nghĩ chung ngày nay cho rằng sinh viên cần phải giỏi các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán, thậm chí là cả lập trình, bởi những ngành này có rất nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, suy nghĩ này có phần phiến diện. Nếu bạn không tin, nghiên cứu của Google sẽ khiến bạn suy nghĩ lại.
Dưới đây là bài viết của Cathy N. Davidson, về những điều Google học được từ chính những nhân viên của mình và ý nghĩa của chúng đối với sinh viên trên khắp nước Mỹ. Cathy N. Davidson là giám đốc của tổ chức Sáng kiến Tương lai, kiêm giáo sư làm việc tại Trung tâm Cao học, CUNY, và là tác giả của cuốn sách "Làm thế nào để cải cách giáo dục Đại học”. Bà cũng là thành viên trong ban giám đốc của Mozilla Foundation, và được cựu Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm một vị trí trong Hội đồng Nhân quyền Quốc gia.
Khi chọn lựa ngành học đại học, các sinh viên thường được khuyên rằng nên tập trung vào những ngành STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học), nhấn mạnh rằng đó là hướng đi khôn ngoan, mang lại cho họ công ăn việc làm dễ dàng trong thời đại số. Tuy nhiên, kết quả từ hai nghiên cứu gần đây về thành công cho thấy điều ngược lại với suy nghĩ chung của chúng ta hiện nay về kĩ năng cứng. Đáng ngạc nhiên ở chỗ nghiên cứu này được thực hiện bởi gã khổng lồ trong giới công nghệ - Google.
Sergey Brin và Larry Page, hai nhà khoa học máy tính, thành lập nên Google với niềm tin rằng chỉ có các chuyên gia công nghệ mới hiểu được công nghệ. Công ty ban đầu chỉ tuyển các sinh viên công nghệ đạt điểm cao nhất từ các trường đại học khoa học ưu tú.
Vào năm 2013, Google đã xem xét lại tiêu chí tuyển dụng của mình bằng cách thu thập thông tin về những đối tượng được nhận vào công ty, bị sa thải hay được thăng chức từ khi thành lập công ty năm 1998. Dự án Oxygen gây sốc cho tất cả mọi người khi kết luận rằng trong số 8 phẩm chất quan trọng nhất làm nên một nhân viên hàng đầu, chuyên môn chỉ đứng cuối cùng. 7 đặc điểm dẫn đến thành công ở Google là các kỹ năng mềm: kĩ năng lãnh đạo, giao tiếp và và lắng nghe, thấu hiểu người khác (bao gồm những giá trị và quan điểm của họ), có sự đồng cảm và ủng hộ đồng nghiệp, có óc phản biện và khả năng giải quyết vấn đề, cuối cùng là có thể liên kết các ý tưởng phức tạp.
Người sở hữu hững đặc điểm trên nghe có vẻ giống một người thuộc chuyên ngành Tiếng Anh hoặc sân khấu hơn là một lập trình viên. Sau khi các chuyên gia nghiên cứu sâu hơn các dữ liệu, công ty đã nới rộng các tiêu chí tuyển dụng trước đây. Các nhân viên có bằng cấp ở các ngành bao gồm các chuyên ngành nhân văn, nghệ thuật và quản trị kinh doanh mà ban đầu Brin và Page còn xem nhẹ.
Dự án Aristotle, một nghiên cứu được triển khai bởi Google vào năm ngoái, tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng mềm ngay cả trong môi trường công nghệ cao. Dự án phân tích dữ liệu về 2 nhóm nhân viên. Nhóm A là niềm tự hào của Google - nơi hội tụ các nhà khoa học hàng đầu, có kiến thức chuyên sâu nhất và khả năng cho ra các ý tưởng đột phá. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy những ý tưởng quan trọng nhất của công ty đa số đến từ nhóm B gồm những nhân viên không phải lúc nào cũng là những người thông minh nhất. Dự án Aristotle chỉ ra rằng đội ngũ nhân viên tốt nhất của Google thể hiện một loạt các kỹ năng mềm như sự công bằng, quảng đại, sự tò mò trước các ý tưởng, sự cảm thông và trí thông minh cảm xúc. Để thành công, mỗi thành viên trong nhóm phải cảm thấy tự tin khi nói, không ngại mắc lỗi và biết lắng nghe.
Không chỉ Google, các nghiên cứu khác cũng đánh giá cao vai trò của kĩ năng mềm đối với sự thành công của nhân viên. Gần đây, theo một cuộc khảo sát trên 260 nhà tuyển dụng, bao gồm cả các công ty nhỏ và các công ty lớn như Chevron và IBM, tiến hành bởi Hiệp hội các trường Cao đẳng và doanh nghiệp Quốc gia, kỹ năng giao tiếp là một trong những đặc điểm được các nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất. Họ đánh giá cao khả năng giao tiếp và năng lực quảng bá những sản phẩm và sứ mệnh của công ty với mọi người. Lấy nhà đầu tư của chương trình “Shark Tank”, Mark Cuban làm ví dụ. Khi chọn lựa start-up có triển vọng nhất, ông ta thường chọn người có hiểu biết về triết học.
Kỹ năng về STEM rất quan trọng đối cuộc sống hiện đại, nhưng như Steve Jobs từng nhấn mạnh, chỉ công nghệ thôi là không đủ. Chúng ta rất cần những người có đạo đức, có văn hoá, biết tính toán và năng động.
Học sinh, sinh viên nên thoả sức lựa chọn chuyên ngành mình yêu thích, thay vì nghe theo những ý kiến sai lầm của xã hội. Phát triển toàn diện là chìa khóa dẫn đến thành công lâu dài. Điều giúp bạn vươn xa trong thời đại ngày nay không phải là khoa học tên lửa. Nó có thể là khoa học xã hội, hay nhân văn học, thậm chí cả nghệ thuật sẽ không chỉ góp phần mang đến cơ hội việc làm mà còn có thể đưa bạn vươn ra ngoài thế giới.
10 tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2017
Năm 2017 sắp qua đi, hãng Google đã tiết lộ danh sách 10 sự vật, hiện tượng được người dân khắp nơi trên thế giới tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2017