Hai điều cơ bản nhất dành cho những người đã, đang và sẽ qua Mỹ : Qua Mỹ thấy thế nào ?
Thân ái chào các bạn,Mình qua Mỹ ngày 24/01/2020 và có 1 chút chia sẻ cho các bạn theo như mình thấy dc và nếu sau khi các bạn đọc xong thấy có ích cho mình thì vận dụng nghen .... ok
06:00 31/07/2023
Khi nói về tiêu đề này thì mình muốn nói hai cái cơ bản nhất không bao giờ lo sợ khi các bạn ở Mỹ đó là :
1/ không bao giờ đói ăn:
Thật ra cao lương mỹ vị thì không có nhưng nguồn dinh dưỡng để đáp ứng cho 1 nhu cầu sống cơ bản thì quá sức tưởng tượng với rau củ quả, thịt cá bơ trứng sữa mà không mất tiền mua và tất cả đều là free. Chỉ cần bỏ chút thời gian lái xe tới nơi họ phát vào mỗi tuần, chỉ cần nói family có bao nhiêu người và zip code là số mấy giống kiểu bên vn các bạn ở quận mấy và họ rất lịch sự hỏi bạn có muốn nhận không và chỉ việc ngồi yên nơi vô lăng và chỉ cần mở cốp sau xe là có người bỏ đầy cho các asbạn. Và còn không quên nói câu thank you nữa nè. Những thứ đó được gọi cái tên rất cute đó là " food bank" và do 1 ngân hàng của Mỹ cho và như hình mình chụp dc là của " Wells fargo".
Các bạn có biết không đây cũng là lần đầu tiên mình lái xe đi nhận, thật lòng mà nói từ trong tâm khảm khi lái xe về nhà chợt nghĩ về quê hương và thấy quá thương dân nghèo Vn. Sao không thương cho được khi những hình ảnh đâu đó của những cụ già đã ngoại bát tuần vẫn còn cầm xấp vé số trên tay để mưu sinh, và ăn đại 1 đĩa cơm lề đường vỏn vẹn có 15k hay những chú xe ôm, những anh thợ hồ, những chj lượm lặt thu mua ve chai, những em nhỏ lấm lem đi hành khất hay những người tàn tật ngồi trên chiếc xe lăn và ngay cả nơi cổng bệnh viện cứ mỗi trưa nắng cháy cả da thịt có bóng dáng của những gương mặt thấp thỏm âu lo khi người thân hay tài sản lần lượt ra đi vì cái bệnh bỗng dưng xuất hiện, đứng xếp hàng mong nhận được 1 phần ăn từ thiện cho qua cơn đói vì không phải họ không có tiền mà tiền đó chỉ chắt chiu thậm chí cái nơi tá túc cũng chấp nhận bán đi hòng cứu người thân mình qua cơn nguy kịch.
Nói tới đây xin lỗi các bạn mình thấy đỏ hoe con mắt lắm, nhớ như in khi cầm được cái visa trên tay mình đã mấy đêm bật dậy hay không sao ngủ được, không phải nôn nao đi đứng gì đâu mà là muốn khi màn đêm tĩnh lặng buông xuống, và khi mọi người đã chìm trong giấc ngủ muốn được nhìn những con người tiều tuỵ co ro không nhà không cửa nằm ngủ sau 1 ngày vất vả hay những khoảnh khắc giao thừa vừa khép lại, thì niềm vui đón tết chỉ là những món quà cỏn con đem lại hơi ấm cho những mảnh đời bất hạnh đi rong ruổi phát cho hết rồi mới chịu đi về. Cái se se lạnh lạnh của tiết trời xuân không làm lạnh giá tấm lòng người đem trao và những hình ảnh đó có lẻ sẽ luôn theo mình hết cuộc đời còn lại. Chắc chắn như vậy vì 1 điều có thể nói rằng mình luôn xác tín nhìn lên không bằng ai mà nhìn xuống quá đủ rồi các bạn ạ. Nếu nói khoe thì không đâu các bạn, và khi các bạn có gi đó của ký ức thì luôn ùa về khi nghĩ về xa xăm. Ai cũng có nè phải không?
Khi vừa bước chân đến Mỹ có vô số câu hỏi được đặt ra với mình, tựu trung lại chỉ xoáy vào câu hỏi chính : " qua Mỹ thấy thế nào? " Mình đã trả lời rằng : tạ ơn Chúa cháu đã được qua đây .... hết. Không nói gì thêm vì quá hiểu sự cực khổ của dân nghèo Vn thế nào mà. Thật sự so với ở đây thì mình chẳng là gì cả. Nhưng cứ nghĩ xem nhìn rõ nét nhất là dịch covid 19 mình vẫn được chính phủ trợ cấp cho $1200 gọi là hỗ trợ cho dù trên danh nghĩa người bảo lãnh phải lo. Thế các bạn biết vì sao họ làm vậy? Vì họ luôn cam kết những gì họ nói và nhiệm vụ của tất cả người dân là nếu đi làm thì phải đóng thuế, từ cái thuế đó họ đã làm những điều có ích và đem lại sự happy cho người dân cộng thêm lòng tự trọng khi họ đại diện cho dân làm người đầy tớ và không có chuyện tham ô hối lộ ở đây. Ok?
2/ Đi bệnh viện được đối xử như nhau:
Dù các bạn thuộc tầng lớp nào không quan trọng và khi vào bệnh viện sẽđược đối xử như nhau và được cứu chữa mà không có chuyện bác sỹ hỏi rằng " gia đình có khả năng hay không hay nói thẳng là có tiền chữa bệnh hay không? Cụ thể mình là minh chứng và nói thật chẳng còn biết nói lời nào cho xứng khi mọi chj phí sắp tới cho 1 cuộc hẹn khám tim hoàn toàn miễn phí và trước đó bác sỹ gia đình của mình help mình để được không trả đồng nào ở một bệnh viện tư nổi tiếng chữa ung thư swedish và chỉ riêng cái khoản siêu âm tim thôi nếu không làm đơn xin thì phải pay tới hơn $1400 và đó là chưa kể những cái có thể phát sinh nếu bác sỹ chuyên khoa tim muốn làm thêm thì vẫn được chi trả miễn phí, tới đây các bạn thấy sao?
Có phải họ quá nhân đạo và quá công bằng lẫn coi trọng mạng sống của từng con người. Không có thu nhập thì cho bất kể người bảo lãnh bạn phải chịu như đã cam kết với chính phủ Hoa Kỳ. Nhưng công bằng ở chỗ bạn có thì bạn phải trả và được quyền trả góp và góp bao lâu và bao nhiêu là tuỳ bạn. Và cái nợ bệnh viện này không hề ảnh hưởng đến sự uy tín của các bạn hay còn được gọi là điểm credit. Và tại sao họ có thể làm được vậy và có thể cho không như vậy? Đơn giản vì họ quá giỏi lẫn liêm chính trong chuyện quản lý thuế cũng như nói cho dân hiểu rõ nếu mày đóng thuế đầy đủ thì sẽ được những gì. Và hơn thế nữa, nếu sau 1 năm mà income thấp quá thì sẽ được hoàn lại thuế. Và có 1 điều rất cần phải lưu ý và khá quan trọng đó là : sức khoẻ. Kế đến là phải biết lái xe và khả năng nghe nói ngôn ngữ tàm tạm là ok thì các bạn sẽ không khó tìm được sự tự do cho bản thân và nói cho rõ bạn cầm được đồng tiền trên tay bằng chính tài năng cộng sự chịu khó của bạn thì thấy hạnh phúc lắm.
Ở Mẽo này cày thì như trâu mà ăn như chuột là xong rồi đó ... kkk. Thế nên, bệnh lười không hề có đất cho bất cứ ai dung thân và chắc chắn sẽ phải đầu hàng ở Mẽo thôi. Xứ Mẽo là xứ làm ăn, lè phè lỡn phỡn là không xong được đâu .... cũng chẳng trách vì mỗi 1 giây xao nhãn thì thiệt hại có vài triệu đô nên ai ai cũng làm sấp mặt chỉ mong được có thu nhập
hay được trainning hay nhận vô làm là mừng lắm rồi , nhưng không lo vì ở đây có hàng ngàn công việc và các bạn cứ tuỳ vào sức khoẻ của mình mà chọn cho phù hơp miễn sao không quá sức là được và cũng như sự may mắn kiểu " thiên thời địa lợi nhân hoà" thì người khác nhìn vào kẻ thì nói ok ráng làm nha, còn kẻ ghanh tỵ thì chê bai nói ỏm tỏi, các bạn cứ cười đi như chưa từng có điều gì xảy ra và hãy tự tin làm hết khả năng của mình và sự siêng năng thì kết quả luôn có hậu. Và đieu quan trọng nhất công việc đó có phù hợp với sk của mình không? Và cảm thấy có happy không? Đó mới là quan trọng. Mong bầu cử tổng thống xong xuôi thì " sự khởi đong và tăng tốc" của nền kinh tế Mẽo sẽ lên như diều lộng gió.
Nói tới đây, mong sao Mẽo trong tương lai cho dân nghèo lắm bùn đất vn được đi lao đông rồi về hay Mẽo mở hãng xưởng tại VN thì mang lại 1 nguồn lợi nhuận không tệ, vì lao động Vn là nguồn lao động rất trẻ và rát chịu cày lẫn siêng năng. Họ không phải làm biếng mà hình như họ bị kìm hãm, bởi cái gì thì dân tình và thế giới này rất tỏ.
Nói mà quên VN thì không hề vì nơi ấy có quá nhiều kỷ niệm nhưng ráng cày cho da đồi mồi rồi cuối cùng vẫn là về VN. Ai cười thì chịu, vì 1 điều ở Mẽo mấy ai nói già khổ đâu, mà nói cho ra ngô thì trong lòng buồn tê tái. Tái chi buồn gì thì xin cứ hỏi các cụ thì sẽ hiểu, nói cho rõ lạnh tái buốt và buồn thê lương khi con và cháu lo cày c..h..ế...t bỏ và sau ngày mưu sinh chỉ lăn vùi ra ngủ, họ quá cô đơn ở đây mặc dù điều kiện sống quá đầy đủ và chẳng qua nhân sinh ráng mà sống để chờ ngày nhận Vi sờ ( visa). Vi sờ này không phải là hoàn thành giấc mơ Mẽo như bao người Vn đang tơ tưởng mà là nỗi khiếp sợ khi màn đêm lại quay về.
Vậy đó, ở khoảnh khắc nào đó các bạn và mình cần phải cho đi tất cả, chỉ cần giữ lại một chút của ngày xưa và ai trong các bạn làm được điều đó thì sẽ thấy về già rất uh là thanh tịnh. Vì cốt lõi 1 điều khi may mắn sinh ra ở cõi đời này có cái gì để làm thước đo giá trị và khi ngộ thì đã quá muộn màng phải không các bạn?
Tiền - tài - tình lẫn danh vọng và mọi xa hoa cũng như sân si rồi sẽ đổ sông đổ biển, và trong cái mớ hỗn độn đó có phải các bạn và mình có lẻ chỉ tìm được ký ức của thời gian.
Ai nào trong chúng ta mang đi được cả thế giới này và ai nào sớm nhận ra đời chỉ là tạm bợ, nếu có thì mình xin được thốt lên rằng người ấy có thể được gọi là " người khôn ". Khôn ra sao thì đến gần quẹo láp, thì mới rõ và rất tỏ đúng không nè.
Như đã tâm sự với các bạn ở trên, Mẽo chỉ hai thứ gần như là bất di bất dịch " đói có ăn và bệnh đau không bao giờ sợ không có tiền để chữa". Giải trí ư, rồi cũng có lúc tàn canh hết cuộc, chán rồi chỉ lại muốn được tịnh tâm, tịnh để cho lòng sống chậm lại, khi chậm lại mới thấy mình đang mãi nơi đâu và sự chuẩn bị không là điều tệ hại.
Cuộc đời là thế, nếu không có
thế thì không phải là cuộc đời phải không các bạn? Có sầu đau lẫn đong đầy nước mắt, nước mắt của sung sướng lẫn nỗi buồn đến vô tận, có lẻ càng già đi thì niềm vui hình như dần thưa lại, vui gì đâu khi biết cái đỉnh của triền đồi đang gần kề kế cạnh. Không nói ra chắc trong các bạn đã quá hiẻu phải không? Sống ở đâu, nghèo hay giàu sang không là điều tối quan trọng, cái chính yếu là sống thế nào để được enjoy, được là mình đó mới chính là thần dược, sao không khi mà ăn được - ngủ được và ai nói thì cứ nói " don't care" vì 1 điều rất ưh là giản dị " Tự do phải được tôn trọng". Mẽo chỉ có thế thôi và nó được xem là một trong những nét văn hoá đặc trưng nhất và đó cũng là điều bao con người ở đây luôn yêu chuộng. Có nghĩa rằng các bạn có tự do là các bạn có tất cả .... oh yeah !!! Và cuối cùng 1 điều chân tình nhất hãy sống thật, hãy bỏ cái sỷ, bỏ cái tôi, nhịn nhưng không chịu nhục, và tằn tiện hết mức có thể, mua cái mình cần nhưng đừng vì thích. Thoả cơ bản những cái mình vừa nói thì tạm tạm thấy yêu nước Mỹ rồi đó. Và nhớ gìn giữ sức khoẻ cho thật tốt lẫn kiểm tra răng miệng cho thật kỹ trước khi qua đây để không phải tiếc nuối mà chỉ mỗi các bạn sẽ được hiểu. Chúc các bạn mau được sum vầy đoàn tụ với gia đình trên đất Mẽo và chính nhờ dịch covid này, đó là thời gian quý nhất mà mình tin rằng các bạn sẽ có được sự chuẩn bị tốt hơn. Lạc quan luôn sẽ thấy hạnh phúc ở Mỹ nè. Có luôn !!!
Cám ơn các bạn đã xem. Xin admin cho phép post lên. Tks all !!! — in Seattle, Washington.
Quang Dinh Ho
Say nữ phi công Việt xinh đẹp, giám đốc Pháp bay sang Mỹ nấu cơm, rửa bát
Ở tuổi 27, Diệu Thúy gom hết tiền tiết kiệm suốt 5 năm đi làm để qua Mỹ học phi công, với suy nghĩ, thành công thì tốt, thất bại thì xem như là một trải nghiệm.