Hai người miền Tây trúng độc đắc, bỗng dưng có hàng tỷ đồng trong tay và kết cục đầy bi thương
Sau khi trúng độc đắc và có tiền tỷ, hai người miền Tây này lại rơi vào thảm cảnh khiến bao người xót xa.
08:23 17/07/2023
Trúng số độc đắc là ước mơ của rất nhiều người Việt. Song không ít người khi “đổi đời” lại rơi vào thảm cảnh mất tất cả: tiền mất, tình tan, sự nghiệp tàn... thậm chí rơi vào vòng lao lý. Điển hình như hai người dưới đây!
Mất hết tất cả vì tờ vé số trị giá 11 tỷ đồng
Anh T. (SN 1970, Tiền Giang) vốn có một cuộc sống ấm êm với công việc ổn định. Song anh bất ngờ trúng số độc đắc lên tới 11 tỷ đồng – nguồn cơn bắt đầu mọi đắng cay của cuộc đời. Anh tâm sự: “Có trong tay số tiền lớn, tôi đã chi ra một ít làm từ thiện, gửi số còn lại vào ngân hàng rồi lấy 2.7 tỷ đồng để mua một căn nhà, cho bạn gái 1.5 tỷ đồng khi người đó sinh cho tôi một đứa con.
Và bi kịch nảy sinh khi tình cũ của tôi phát hiện tôi có con với bạn gái mới, lại cho cô ấy hàng tỷ đồng liền. Tình cũ nổi cơn ghen tuông, quyết tìm mọi cách để tước đoạt tất cả những gì tôi có”.
Ban đầu, tình cũ bắt anh viết giấy nợ 800 triệu đồng. Đó là số tiền người này cho anh từ khi cả hai còn yêu nhau. Cô ta buộc anh viết giấy bán căn nhà mới mua cho cô rồi ép phải đưa giấy tờ nhà. Cô ta bảo với anh rằng việc mua bán chỉ là trên danh nghĩa để tránh việc anh sang tên căn nhà cho bạn gái mới.
Lúc này anh T sợ mối quan hệ bất chính bị bại lộ và muốn yên ổn sống những tháng ngày sau trúng số nên nghe lời người tình cũ răm rắp. Chỉ đến khi cô ta ép anh không được nhận con, phải chấm dứt mối quan hệ với bạn gái thì anh mới phản ứng, không đồng ý.
Anh T nghĩ lại về chuyện đã qua với tâm trạng đầy đau xót.
“Tôi không nghe lời, cô ấy đã viết đơn tố cáo gửi đến nơi công tác khiến tôi phải xin ra khỏi ngành. Thậm chí cô ấy còn đâm đơn kiện tôi ra toà để đòi nợ, tranh chấp căn nhà của tôi.
Tại toà, cô ấy phủ nhận việc có quan hệ bất chính với tôi. Cô ấy nói chúng tôi chỉ là bạn bè, do tin tưởng tôi nên cho vay 2.7 tỷ đồng để mua nhà. Đến khi tôi không trả nợ được mới viết giấy tay bán căn nhà cho cô ấy.
Tôi đã ngỡ ngàng trước sự lật mặt của người tình cũ. Tôi đã trình bày trước toà rằng cô bịa đặt, khẳng định tự mình mua căn nhà từ nguồn tiền trúng độc đắc. Tôi phải viết giấy bán nhà vì cô ấy ép. Trong khi đó mẹ tôi cũng đứng về phía cô ấy, dọa tự tử nếu không nghe theo”, anh T xót xa.
Sau đó, anh T đến ngân hàng xin xác nhận việc rút tiền trúng số độc đắc để mua nhà. Nhưng thay vì xác nhận anh đến rút tiền thì nhân viên ngân hàng lại ghi nhầm vào ô anh đến để gửi tiền. Chứng cứ ấy khiến tòa án các cấp ra phán quyết anh vay nợ của tình cũ để mua nhà, đồng thời buộc anh phải trả khoản nợ 2.7 tỉ đồng.
Anh T đã trải qua 6 phiên toà với 2 lần cấp giám đốc thẩm đề nghị huỷ án. Hội đồng thẩm phán đã đề nghị tòa án các cấp cần làm rõ có hay không việc anh dùng tiền trúng xổ số độc đắc để mua nhà, xem lại việc nhận nợ giữa anh và tình cũ có bị ép buộc hay không? Song những yêu cầu trên không được các cấp toà làm rõ.
Anh bị tuyên buộc phải trả cho người tình cũ gần 4 tỉ đồng gồm cả gốc và lãi phát sinh. Lúc này, số tiền trúng số độc đắc cũng tiêu xài hết. Anh ngược xuôi gửi đơn cầu cứu khắp nơi. Cuối cùng, căn nhà của anh vẫn bị kê biên, bán đấu giá mà không đủ để thi hành án.
“Khi ngân hàng có thông báo xin lỗi, đồng thời xác nhận lại thời gian đó tôi đến rút tiền chứ không phải gửi tiền thì vụ tranh chấp đã xong. Tôi từng có công việc, có nhà, có khoản tiền lớn mà bao nhiêu người ao ước. Vậy mà cuối cùng tôi đã trắng tay, không ngờ vận may trúng số đã đẩy tôi đến bước đường cùng”, anh T đau đớn.
Chồng chết vợ đi tù vì tờ vé số 2 tỷ đồng
Sau kết hôn, Đặng Thị Hồng Giang (SN 1972, Long An) và anh Nguyễn Thanh Phong luôn động viên nhau cố gắng làm ăn để có cuộc sống không mấy khổ cực. Họ đã trải qua rất nhiều sóng gió nhưng luôn hạnh phúc.
Năm 1995, Giang mang thai và hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. Anh Phong vỡ òa sung sướng bởi lần đầu được làm cha. Sau đó cặp đôi chuyển lên thành phố Tân An thuê đất, mở tiệm tạp hóa và quán hủ tiếu. Họ chăm chỉ làm ăn, tích cóp được kha khá vốn rồi quyết định về quê xây nhà.
Bấy giờ, Giang sinh thêm một bé gái – đó cũng là lúc ông xã bắt đầu thay tính đổi nết, thường xuyên tụ tập bạn bè nhậu nhẹt. Năm 2010, tai họa ập đến, con trai lớn mắc chứng bệnh suy thận. Hàng tháng, hai mẹ con lại dắt díu nhau lên Sài Gòn chữa trị bệnh.
Cuộc sống quá cùng cực nhưng ngày nào Giang cũng dành ra ít tiền buôn bán được để mua vé số cầu may. Ngờ đâu, thần may mắn đã đến gõ cửa, chị trúng độc đắc với số tiền gần 2 tỷ đồng. Lúc này chị thấy chồng không còn chí thú làm ăn nên rất lo sợ sẽ lấy tiền tiêu xài phung phí. Do đó chị quyết định gửi ngân hàng lấy lãi hàng tháng để trang trải cuộc sống cũng như chữa bệnh cho con.
Chị Giang đứng trước vành móng ngựa vì tội giết chồng.
Giang đã nói dối chồng đưa tiền cho chị ruột tên Xuân giữ hộ. Biết chuyện, Phong tỏ ra tức giận vì cho rằng vợ không tôn trọng mình, tự ý quyết định tài sản chung của gia đình. Còn chị cho rằng vé số là tiền bản thân kiếm được để mua, giờ trúng thưởng sẽ thuộc về mình. Chồng không có quyết can dự vào.
Từ đó họ nảy sinh mâu thuẫn và không có tiếng nói chung. Phong thường xuyên đi nhậu say rồi về nhà gây sự với vợ.
Một ngày tối tháng 5/2014, sau cuộc nhậu, Phong quay trở về nhà lôi chuyện trúng số ra để chì chiết Giang. Tức giận, chị lấy cây kéo lại gần dọa thì bị chồng nắm hai tay. Trong lúc giằng co, chị đã đâm nhiều nhát vào ngực chồng.
Lúc này, hàng xóm phát hiện chạy đến can ngăn. Phong được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Còn Giang đến cơ quan chức năng đầu thú.
Gần một năm sau, Giang bị Tòa án nhân dân tối cao TP.HCM tuyên phạt 8 năm tù về tội giết người. “Tôi rất ân hận vì một phút nông nổi mà làm gia đình mình tan nát. Vì một phút không kiềm chế được là tôi bỏ rơi các con của mình”, người phụ nữ miền Tây từng day dứt khi thụ án tại trại giam Long Hòa (Bến Lức, Long An).
Về phía các con của Giang, sau khi mồ côi cha – mẹ vào tù, hai đứa trẻ ở với ông bà nội. Chúng được ông bà cưu mang, chăm sóc mong xoa dịu được nỗi buồn. Đặc biệt khi tòa xử phúc thẩm, ông bà đã làm đơn xin giảm nhẹ tội với suy nghĩ bớt được ngày tháng nào của con dâu trong tù thì các cháu sớm gặp lại mẹ.
Việt kiều Mỹ kể chuyện đời xứ ‘thiên đường’: Bi hài đi đuổi người thiếu tiền nhà
Bạn bè hỏi, điều ám ảnh nhất trong công việc quản lý bất động sản là gì? Không cần phải suy nghĩ, tôi trả lời liền, đi đuổi người thiếu nợ tiền nhà ra đường mỗi tháng. Mà không đuổi thì có khi chủ lại đuổi... mình.