Hai nhà mạng lớn của Mỹ tuyên bố sẽ sáp nhập
Sprint và T-Mobile đã thông báo họ có ý định sáp nhập. Và như vậy Mỹ sẽ có thể chỉ còn lại 3 nhà mạng viễn thông, thay vì 4 nhà mạng viễn thông như bây giờ.
05:00 01/05/2018
Mỹ sẽ có thể chỉ còn lại 3 nhà mạng viễn thông, thay vì 4 nhà mạng viễn thông như bây giờ. Bởi vì, hai nhà mạng lớn là Sprint và T-Mobile đã thông báo có ý định sáp nhập. Việc sáp nhập sẽ cần phải được các nhà quản lý và cổ đông của công ty phê duyệt.
Công ty kết hợp của Sprint và T-Mobile sẽ có trụ sở tại Bellevue Washington và sẽ được gọi là T-Mobile. Tổng Giám đốc điều hành hiện tại của T-Mobile, John Legere sẽ điều hành công ty sáp nhập, trong khi đó, giám đốc COO Mike Sievert của T-Mobile hiện nay sẽ trở thành Giám đốc điều hành và Chủ tịch của công ty mới. Chủ sở hữu đa số của T-Mobile là Deutsche Telekom sẽ nắm giữ 42% cổ phần trong công ty, còn chủ sở hữu đa số của Sprint là SoftBank sẽ nắm giữ 27%, các bên liên quan sẽ nắm giữ phần cổ phần còn lại. Giám đốc điều hành Sprint Marcelo Claure và Giám đốc điều hành SoftBank Masayoshi Son sẽ nằm trong ban quản trị của công ty sáp nhập.
CEO của T-Mobile (trái) và CEO của Sprint |
T-Mobile và Sprint nói rằng bằng cách kết hợp, họ sẽ có thể giảm giá cước dịch vụ viễn thông và tận dụng “quy mô kinh tế lớn hơn”. Hai công ty đã vượt qua các đối thủ lớn hơn là AT&T và Verizon, và việc sáp nhập giữa Sprint và T-Mobile sẽ giúp họ tăng cường khi họ bắt đầu triển khai mạng 5G trên toàn quốc. Công ty kết hợp sẽ có gần 100 triệu khách hàng.
Việc sáp nhập này diễn ra sau nhiều năm đàm phán giữa hai công ty. Sprint đã được chuẩn bị mua lại T-Mobile vào năm 2014, nhưng những cuộc đàm phán đó không đi đến đâu. Hai công ty tiếp tục các cuộc đàm phán vào tháng Năm năm ngoái, đến gần vào tháng Chín mới đạt được một thỏa thuận. T-Mobile sau đó đã đưa ra lời đề nghị riêng vào tháng 11, nhưng đề nghị đó cũng nhanh chóng sụp đổ. Các cuộc đàm phán tiếp tục một lần nữa vào đầu tháng này, và vào thứ Sáu vừa qua, CNBC cho biết cả hai đã kết thúc trong một vụ sáp nhập với giá trị 26 tỷ USD.
Trong khi hai công ty đã đồng ý hợp nhất, họ vẫn còn một trận chiến khó khăn trước khi điều đó thực sự xảy ra: thỏa thuận sẽ phải được các nhà quản lý phê duyệt. Trong năm 2011, một kế hoạch sáp nhập giữa AT&T và T-Mobile đã thu hút sự chống đối dữ dội từ các nhà quản lý, và cuối cùng đã bị hủy bỏ.
Trăn trở của một du khách Mỹ đến Việt Nam giữa thời bình
Trước chuyến thăm Việt Nam, nhiều người tỏ ra lo lắng cho sự an toàn của Amanda với những câu hỏi như "không phải rất nguy hiểm sao?".