Hiện tượng lạ ở Nam Mỹ: Trái đất chuẩn bị đảo ngược?
Nhiều vệ tinh và tàu vũ trụ đã gặp rắc rối vì sự thay đổi dị thường của từ trường Trái đất, có thể là báo hiệu cho sự lặp lại của hiện tượng đảo ngược địa từ 780.000 năm trước.
13:00 30/05/2020
Từ rắc rối của một số vệ tinh và tàu vũ trụ, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu từ vệ tinh Swarm của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) và tính toán được từ trường trong một khu vực lớn, với trung tâm là Nam Mỹ, kéo dài đến cực Nam của Châu Phi, đã giảm sức mạnh hơn 8% chỉ trong vòng 50 năm (từ 1970-2020). Nó được đặt tên là "khu vực dị thường Nam Đại Tây Dương".
Theo tiến sĩ Jürgen Matzka từ Trung tâm nghiên cứu khoa học địa chất Đức, thành viên nhóm nghiên cứu đa quốc gia, những bất thường của từ trường mới chỉ trở nên rõ ràng trong thập kỷ qua, nhưng đã phát triển ngày càng nhanh trong những năm gần đây.
Ảnh đồ họa mô tả từ trường Trái đất, với màu càng đỏ càng thể hiện từ trường mạnh mẽ, trong khi vùng màu xannh càng đậm cho thấy từ trường càng yếu - (ảnh: Viện nghiên cứu DTU Space (Đại học Công nghệ Đan Mạch)).
Nguyên nhân của tình trạng vẫn chưa rõ ràng, nhưng bản chất một sự thay đổi từ trường chắc chắn xuất phát từ một thay đổi ở sâu bên trong lõi Trái đất.
Theo ESA, khả năng lớn nhất của hiện tượng là dấu hiệu cho thấy Trái đất sắp "đảo ngược" về mặt từ trường. Cụ thể, 2 cực từ sẽ bị thay đổi, Nam Cực thành Bắc Cực và ngược lại.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy Trái đất thường đảo ngược cực từ mỗi 250.000 năm. Lần đảo ngược cuối cùng đã xảy ra 780.000 năm, tức hiện giờ đã quá hạn. Việc Trái đất từng đảo ngược nhiều lần cho thấy nó có vẻ không gây nguy hiểm cho các sinh vật sống. Nhưng với văn minh loài người hiện đại, chắc chắn chúng ta sẽ chịu thiệt hại lớn ở hệ thống định vị - viễn thông vì từ trường Trái đất chính là "xương sống" của thế giới công nghệ.
Trước đó, các nhà khoa học đã ghi nhận một thay đổi khác cũng gợi ý cho việc Trái đất sắp đảo ngược, đó là Bắc Cực từ lâu đã rời vị trí truyền thống thuộc địa phận Canada, trôi dần sang Siberia – Liên bang Nga.
Link nguồn: https://khoahoc.tv/hien-tuong-la-o-nam-my-trai-dat-chuan-bi-dao-nguoc-106262
Cuộc chiến đòi tiền cọc của chú rể mất vợ
Justin Montney, ở Colorado đã đặt cọc 1.800 USD để quay phim hôn lễ của mình nhưng gần ngày cưới thì cô dâu qua đời.