Học sinh cầu cứu vì được Bộ cử đi thi ở Mỹ nhưng không được cấp visa
Dù được Bộ GD-ĐT cử đi Mỹ tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế nhưng Phạm Huy – cậu học trò Quảng Trị đã bị Đại sứ quán Mỹ từ chối cấp visa.
17:01 11/05/2017
Trao đổi với phóng viên, thầy Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng trường THPT thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) cho biết, học sinh Phạm Huy của trường vừa bị Đại sứ quán Mỹ từ chối cấp visa đi Mỹ tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế, dù em đã được Bộ GD-ĐT cử đi tham dự cuộc thi quan trọng này.
Thầy Dũng cho biết rất tiếc về sự việc này. Hiện thầy Dũng đang nhờ Bộ GD-ĐT và Bộ Ngoại giao can thiệp để học sinh của mình có thể tham dự cuộc thi. Tuy nhiên, do thời điểm tổ chức cuộc thi đã gần kề nhưng Huy vẫn không được cấp visa nên nhiều khả năng Huy sẽ không được tham dự cuộc thi này.
Phạm Huy là chủ nhân của sản phẩm sáng tạo cánh tay robot giá rẻ. Sản phẩm này đã giành được giải nhất tại cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia khu vực phía Bắc do Bộ GD-ĐT tổ chức. Sau đó, Bộ GD-ĐT đã quyết định cử Huy tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế do Intel tổ chức (Intel ISEF) tại Mỹ vào giữa tháng 5.2017. Sau đó, Huy tham gia phỏng vấn để cấp visa đi thi. Đến nay, cả Huy và gia đình đều không biết lý do tại sao Huy không được cấp visa.
“Cuộc phỏng vấn diễn ra bình thường. Người phỏng vấn hỏi về những thông tin cơ bản của gia đình như nghề nghiệp cha mẹ, quê quán, em đều trả lời rất rõ ràng. Nhưng không hiểu sao cuối cùng họ lại từ chối cấp visa cho em. Bây giờ em chỉ có thể hy vọng Bộ GD-ĐT cũng như Bộ Ngoại giao cố gắng xem xét và hỗ trợ để em được tham dự cuộc thi mà mình mơ ước này”, Phạm Huy chia sẻ.
Được biết, bố Huy mở cửa hàng sửa chữa xe máy tại nhà, mẹ Huy buôn bán quần áo ở chợ thị xã Quảng Bình. “Em đam mê sáng tạo khoa học từ bé, năm lớp 9 em đã tự mày mò sáng tạo ra robot bàn tay dành cho người khuyết tật để giới thiệu với nhà trường. Lên lớp 10 em có cơ hội nghiên cứu sâu hơn và lớp 11 đã có những giấy khen cho niềm đam mê này của mình. Cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF) chính là niềm mơ ước của em để giới thiệu sản phẩm do chính mình chế tạo tới bạn bè quốc tế. Đây cũng là cơ hội để em tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến hơn để học hỏi”, Huy cho biết.
Dự án “Cánh tay robot cho người khuyết tật” được Phạm Huy ấp ủ từ năm lớp 8. Từ đó, Huy bắt đầu học lập trình và mày mò tìm hiểu. Đến năm lớp 10, Huy bắt đầu làm phần bàn tay và tham gia cuộc thi CCI trên mạng, đoạt giải khuyến khích. Đến năm lớp 11, cùng với sự hỗ trợ, động viên của gia đình, thầy cô, bạn bè, Huy đã hoàn thiện dự án “Cánh tay robot cho người khuyết tật” của mình.
Theo Huy, xuất phát từ suy nghĩ những người khuyết tật ở quê hương mình không có điều kiện để trang bị các cánh tay robot kỹ thuật cao có giá thành đắt nên em muốn tự tay chế tạo ra cánh tay robot để giúp cho những người bị khuyết tật.
Đừng lo cô gái, bạn đời của bạn có thể đang học tiểu học hoặc chưa ra đời!
Cũng có thể Brigitte Trogneux là chính bạn - người vợ đang nhọc nhằn một mình chèo chống gia đình khi chồng mê game - có bồ bịch bên ngoài - lười nhác - đánh đập vợ nếu vợ không cho tiền. Lo lắng vì phận gái mà lỡ một lần đò thì sao có thể cưới thêm lần nữa?