Huawei đã đánh cắp bí quyết công nghệ robot của Mỹ

Nhân viên của Huawei tại Mỹ đã vài lần đánh cắp dữ liệu sáng chế robot của nhà mạng không dây Hoa Kỳ T-Moblie và gửi thông tin về trụ sở tại Trung Quốc.

11:00 31/01/2019

Huawei đã không công bằng khi kiếm được hàng trăm triệu USD lợi thế thương mại bằng cách đánh cắp công nghệ robot của T-Mobile, theo đại diện của nhà khai thác mạng không dây của Mỹ.

Tối 28/1/2019, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã gửi yêu cầu dẫn độ Giám đốc tài chính (CFO) Huawei Mạnh Vãn Châu cho Bộ Tư pháp Canada, kèm theo là bản cáo trạng Huawei đã phạm 23 tội danh hình sự, theo NTDTV Chinese.

Tòa án Liên bang ở Brooklyn, New York, đã khởi tố hình sự đối với 4 bị cáo gồm: Công ty TNHH Technologies Huawei; Công ty Huawei Device USA Inc. (Huawei USA); Công ty TNHH Skycom Tech, và CFO Huawei Mạnh Vãn Châu.

Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, có 13 tội danh trong vụ án liên quan tới việc Huawei vi phạm lệnh trừng phạt thương mại của Hoa Kỳ áp với Iran, khi Huawei thực hiện các giao dịch với Iran, cấu thành các tội danh: lừa đảo ngân hàng; lừa gạt hối đoái điện tín; phi tang chứng cứ làm cản trở công lý.

Có 10 tội danh trong vụ án thứ hai liên quan đến hành vi đánh cắp bí quyết thương mại robot Tappy của T-Mobile.

Đánh cắp bí mật công nghệ robot Tappy 

Năm 2017, một tòa án Hoa Kỳ đã phán quyết Huawei vi phạm hợp đồng với T-Mobile và phải bồi thường cho T-Mobile 4,8 triệu USD.

Vụ kiện bắt nguồn từ việc Huawei đã đánh cắp bí mật công nghệ Tappy – một sáng chế robot mới của hãng này được sử dụng để điều khiển máy tính kiểm tra điện thoại di động do T-Mobile sản xuất. 

T-Mobile có 3 nguyên tắc phòng thí nghiệm và đã ghi rõ: “Không được phép chụp ảnh hoặc quay video về robot Tappy; Hạn chế tối thiểu nhân viên của mỗi nhà cung cấp được phép sử dụng robot Tappy; Hạn chế tối thiểu số ít nhân viên được phép sử dụng robot Tappy kiểm tra điện thoại trong thời gian quy định”.

Vào ngày 13/5/2013, hai nhân viên của Huawei USA đã đưa một nhân viên thứ 3 của Huawei (một kỹ sư Trung Quốc có biệt danh F.X) đến phòng thí nghiệm Tappy của T-Mobile, nhưng người này đã bị nhân viên khác của T-Mobile phát hiện và yêu cầu rời khỏi phòng thí nghiệm ngay lập tức. 

Tuy nhiên ngày hôm sau (14/3), một kỹ sư Huawei một lần nữa đã cố ý đưa F.W vào phòng thí nghiệm. Nhân viên F.W đã chụp ảnh robot Tappy và thu thập thông tin kỹ thuật của thiết bị này, cho đến khi anh ta bị nhân viên của T-Mobile phát hiện và thêm một lần nữa F.W được yêu cầu rời khỏi phòng thí nghiệm.

huawei
CFO Huawwei Mạnh Vãn Châu. (Ảnh: NTDTV)

Trong 2 ngày 29 – 30/5/2018, F.W. đã thực hiện nhiều phép đo đạc tính toán khác nhau trên cánh tay robot mà A.X. đánh cắp về, bao gồm cả phần cuối của thanh dẫn (phần cốt lõi quan trọng nhất của robot Tappy), và chụp ảnh cẩn thận các chi tiết khác nhau của cánh tay robot, và gửi email tệp đính kèm những bức ảnh này cho các kỹ sư tại trụ sở Huawei ở Trung Quốc.

Sau khi T-Mobile phát hiện hành vi sai trái của F.W, họ đã yêu cầu Huawei trả lại tất cả các thẻ ra vào phòng thí nghiệm. 

Tuy nhiên, T- Mobile vẫn cho phép một kỹ sư của Huawei – được gọi là A.X – tiếp tục được sử dụng một tấm thẻ ra vào, nhưng quy định rõ mức độ được phép vào phòng thí nghiệm của A.X, và người này chỉ được thử nghiệm đối với các máy mới sắp ra mắt của Huawei.

Sau đó vào 29/5, A.X. đã âm thầm tháo cánh tay của robot Tappy và cho vào chiếc túi đựng máy tính xách tay của anh ta và lẻn ra khỏi phòng thí nghiệm.

Ban đầu, A.X. phủ nhận rằng mình đánh cắp cánh tay robot, nhưng sau đó lại tuyên bố đã tìm thấy cánh tay robot trong túi của mình và cho rằng đây là “sự hiểu lầm”.

huawei
Bà Mạnh luôn được nhân viên an ninh theo dõi 24/24. (Ảnh: SCMP)

Ngày 30/5/2018, A.X. đã trả lại cho T-Mobile cánh tay robot mà anh ta đã đánh cắp. T-Mobile cũng đã thu hồi thẻ ra vào mà A.X đã được cấp, và hãng cũng cấm bất kỳ nhân viên nào Huawei vào phòng thí nghiệm mà không có nhân viên của T-Mobile đi cùng.

Sau đó Huawei đã cố gắng giải thích, và phủ nhận hành vi của các nhân viên của họ đã thực hiện tại T-Mobile, và nói rằng, hành động trộm cắp trong phòng thí nghiệm là do “các nhân viên lưu manh” làm ra, hành vi cá nhân của nhân viên đó đã làm trái với chính sách công ty.

Sau những hành vi từ Huawei mang lại, T-Mobile bắt buộc phải ngừng giao dịch cung cấp điện thoại di động với Huawei và gánh chịu mức phí lớn do huỷ hợp đồng.

Tags:
6 vật tưởng bình thường nhưng bị cấm mang qua biên giới

6 vật tưởng bình thường nhưng bị cấm mang qua biên giới

Nếu bạn ngoan cố mang những vật này qua biên giới thì có thể bị phạt đến 800 triệu hoặc bỏ tù 10 năm.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất