Huawei “mạnh hơn” khi đối mặt với lệnh cấm của Mỹ

Các quy định cấm xuất khẩu công nghệ mà Mỹ áp dụng đối với Huawei lại khiến doanh nghiệp này mạnh hơn khi buộc các lãnh đạo của tập đoàn tập trung tài nguyên cho các sản phẩm quan trọng nhất.

04:00 18/09/2019

Trong một thời gian dài trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo về việc áp dụng lệnh cấm tập đoàn viễn thông Huawei Technologies Ltd. (Trung Quốc) tiếp cận các công nghệ của Mỹ, doanh nghiệp này đã đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu để giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp linh kiện và công nghệ của Mỹ.

Theo nhà sáng lập của Huawei, Nhậm Chính Phi, các quy định cấm xuất khẩu công nghệ mà Mỹ áp dụng đối với Huawei thay vì gây khó khăn lại khiến doanh nghiệp này trở thành một đối thủ mạnh hơn khi buộc các lãnh đạo của tập đoàn tập trung tài nguyên cho các sản phẩm quan trọng nhất.

Cửa hàng của Huawei tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Dù không mấy nổi tiếng tại thị trường Mỹ, Huawei là doanh nghiệp sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới và nhà sản xuất lớn nhất thế giới về thiết bị chuyển mạch ở trung tâm của các mạng điện thoại.

Theo số liệu thống kê, 45-50 nhà cung cấp mạng di động hàng đầu thế giới đang sử dụng các thiết bị của Huawei.

Huawei là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực viễn thông công nghệ mạng thế hệ thứ năm (5G) - hứa hẹn sẽ giúp tăng tốc độ truy cập mạng Internet và hỗ trợ ô tô tự lái và những ứng dụng khác trong tương lai. Điều này khiến các nước phương Tây quan ngại về vấn đề an ninh.

Mặc dù Huawei cần tới một số sáng tạo công nghệ của Mỹ, nhất là các dịch vụ của Google tích hợp trong các điện thoại sử dụng hệ điều hành Android, song các chuyên gia viễn thông cho rằng doanh nghiệp này đang nâng cao khả năng tự cung sau khi đầu tư 485 tỷ NDT (65 tỷ USD) cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong thập niên qua.

Theo nhà phân tích Bengt Nordstrom của công ty nghiên cứu North Stream ở Stockholm (Thụy Điển), Huawei có một chiến lược nhằm không phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ và trên thực tế đã độc lập hoàn toàn trong nhiều lĩnh vực.

Năm 2018 doanh thu của Huawei đạt 107 tỷ USD, song tập đoàn đã đầu tư 15 tỷ USD vào R&D, cao hơn của các “ông lớn” như Apple hay Microsoft.

Huawei hiện có đội ngũ 76.000 kỹ sư và nhà nghiên cứu làm việc tại trung tâm nghiên cứu ở miền Nam Trung Quốc, Thung lũng công nghệ Silicon, Nga, Bangalore (Ấn Độ)... 

Nhà phân tích Charlie Dai của Forrester nhận định, Huawei đang tăng cường nâng cao sức mạnh về R&D./.

Nguồn: bnews.vn

Tags:
Hậu quả thương chiến Mỹ-Trung: Con đường bành trướng toàn cầu của Huawei đã khép lại

Hậu quả thương chiến Mỹ-Trung: Con đường bành trướng toàn cầu của Huawei đã khép lại

Hiện các hãng công nghệ của Mỹ như Google, Intel hay Qualcomm đang dần rời bỏ Huawei sau lệnh cấm hợp tác của tổng thống Trump. Con đường phát triển của Huawei từ nay có thể sẽ gặp nhiều chông gai gập ghềnh.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất