Hướng dẫn chứng minh tài chính du học Mỹ
Để có được visa du học Mỹ, đương đơn bắt buộc phải thực hiện qua bước chứng minh tài chính. Và nếu nắm rõ về những thủ tục cần thiết, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trang du học của mình. Sau đây là những hướng dẫn chi tiết các vấn đề về chứng minh tài chính du học Mỹ mới nhất
23:30 22/03/2017
Chứng minh tài chính du học Mỹ: cần tối thiểu bao nhiêu tiền?
Học sinh sinh viên quốc tế muốn có được visa du học Mỹ đều phải chứng minh được tình hình tài chính. Bước này giúp lãnh sự quán chứng thực rằng bạn có đủ tiền để trang trải học phí và cả các khoản sinh hoạt phí trong suốt thời gian du học.
Chứng minh tài chính để xin visa du học Mỹ bao gồm 2 phần: khai báo số tiền trong sổ tiết kiệm và nguồn thu nhập hàng tháng của bản thân đương đơn hoặc người bảo hộ. Những tài sản khác cũng nên có nhưng chỉ có tác dụng làm đẹp thêm cho hồ sơ của bạn.
Nếu quy định thì trong hồ sơ visa F-1 (sinh viên du học toàn thời gian lâu dài), đương đơn phải cung cấp sổ tiết kiệm trong ngân hàng của gia đình với số tiền đủ để chi trả học phí và sinh hoạt phí trong 1 năm. Điều này để tránh trường hợp SV bỏ học giữa chừng hoặc chỉ lấy lý do du học qua Mỹ để trốn ở lại làm việc. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập của gia đình phải ở mức ổn định và đủ để chi trả cho bạn cư ngụ vfa học tập Mỹ cho đến khi tốt nghiệp.
Còn nếu bạn du học Mỹ theo dạng visa M-1 (sinh viên học nghề) thì tài khoản ngân hàng của bạn vẫn phải đủ để chi trả toàn bộ chi phí học hành, sinh hoạt trong vòng 1 năm ở Mỹ.
*Ví dụ: Chi phí du học Mỹ trong 1 năm (bao gồm học phí và sinh hoạt phí) của bạn là 30,000 USD, thì sổ tiết kiệm của gia đình bạn phải có tối thiểu 700 triệu VNĐ. Thu nhập hàng tháng của ba mẹ bạn nên ở mức 57 triệu VNĐ/ tháng.
Mức học phí và sinh hoạt phí trung bình tham khảo cho du học sinh Mỹ 2016 như sau:
Chi phí 1 năm học tại trường cao đẳng cộng đồng: $16,325 (tương đương 368 triệu VNĐ).
Chi phí 1 năm học tại trường đại học công lập: $32,762 (tương đương 738 triệu VNĐ).
Chi phí 1 năm học tại trường đại học tư thục: $42,419 (tương đương 955 triệu VNĐ).
Nguồn tài chính, hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ
Đối với số tiền trong sổ tiết kiệm, đương đơn không cần chứng minh nguồn gốc. Tuy nhiên, nếu nhân viên lãnh sự quán có đề cập đến nguồn gốc số tiền đó trong buổi phỏng vấn thì bạn cũng cần khai báo sơ qua.
Về sổ tiết kiệm ngân hàng, đương đơn nên mở càng sơm càng tốt và tối thiểu là 1 tháng trước khi đi du học. Bạn nên duy trì số dư trong tài khoản này đến ngày bạn phỏng vấn xin visa. Lưu ý này để đề phòng trường hợp nhân viên lãnh sứ quán yêu cầu bạn trình ra sổ tiết kiệm gốc để xác nhận đương đơn không nằm trong trường hợp vay mượn tiền để chứng minh số dư rồi rút tiền ra ngay.
Mục thu nhập hàng tháng trong chứng minh tài chính du học Mỹ là đề cập đến thu nhập của ba mẹ bạn hoặc người bảo trợ cho đương đơn. Các nguồn thu nhập hợp lý thường có thể đến từ các khoản lương, cho thuê nhà đất, kinh doanh, cổ tức, trái phiếu, lãi ngân hàng, góp vốn kinh doanh…
Với trường hợp làm công ăn lương, hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ cần có những giấy tờ sau:
Hợp đồng lao động trên 3 năm (có ghi rõ chức vụ, hình thức lương, chế độ làm việc, thời hạn hợp đồng, tiền thưởng, quyền lợi, phụ lục hợp đồng về việc tăng lương (nếu có)); tờ khai chi tiết nộp thuế thu nhập cá nhân; xác nhận đóng bảo hiểm xã hội.
Với trường hợp hộ kinh doanh cá thể (như trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ…), cần những giấy tờ sau:
Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc xác nhận kinh doanh của địa phương; tờ khai giải trình thu nhập; Thuế môn bài, thuế khoán hoặc thuế tháng.
Với trường hợp chủ công ty, doanh nghiệp, cần những giấy tờ sau:
Giấy phép kinh doanh, công ty thành lập trước 3 năm; giấy chứng nhận mã số thuế; báo cáo tài chính 3 năm gần nhất, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp; bản khai chi tiết thuế thu nhập cá nhân; các giấy tờ chứng minh công ty hoạt động đúng chức năng (như hợp đồng giao dịch, hóa đơn, phiếu thu nộp tiền cho kho bạc nhà nước) và các giấy tờ góp vốn, cổ phần, chia lợi tức.
tuvanduhoc.edu.vn
Sao Việt vất vả mưu sinh bằng nghề chân tay ở trời Tây
Người bán quần áo cũ, người làm nail, có người còn phải dọn vệ sinh khi ngày đầu bước chân sang đất khách.