Joe Biden đã mang 2 nghìn tỷ đô la dành cho cơ sở hạ tầng đi đâu?

Hôm 10/4, Epoch Times đăng bài viết của Tiến sĩ kinh tế Daniel Lacalle bình luận về Kế hoạch Cơ sở hạ tầng 2 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden, vốn là chủ đề gây tranh cãi trong thời gian qua. Dưới đây là nội dung bài viết của ông.

00:00 12/04/2021

Mới đây, Tổng thống Mỹ Biden đã khởi động một dự án cơ sở hạ tầng trị giá 2 nghìn tỷ USD. Đây được xem là một biện pháp “mạnh tay” khác mà chính quyền Biden thực hiện nhằm kích thích nền kinh tế. Các phương tiện truyền thông dòng chính đã đồng loạt đưa tin và nhấn mạnh rằng, kế hoạch với khoản đầu tư 2 nghìn tỷ đô-la vào cơ sở hạ tầng và năng lượng xanh này, sẽ tạo ra việc làm, tăng cường sản xuất và thúc đẩy đổi mới cho nước Mỹ.

Vào ngày 31 tháng 3, ông Biden có bài phát biểu tại Pittsburgh: Tôi đặt nhiều hy vọng vào kế hoạch cơ sở hạ tầng này. Đây là kế hoạch “kinh tế mạnh nhất, bền bỉ nhất và sáng tạo nhất thế giới”, và nó có thể mang lại hàng triệu vị trí lương cao. Ông còn tự tin tuyên bố: Hoa Kỳ hành động ngay bây giờ thì 50 năm sau, khi nhìn lại lịch sử, người ta sẽ nói rằng Hoa Kỳ đã thắng tương lai lúc bấy giờ. 

Thế nhưng cho đến nay, phần lớn số tiền trong kế hoạch này lại được chính quyền Biden sử dụng cho các khoản trợ cấp và chi tiêu khác. Ngoài ra, đi kèm với nó là một trong những đợt tăng thuế lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ. Vậy mà nó lại được ca ngợi là “New Deal” (Chính sách mới). Giống như thời Obama, kế hoạch này về cơ bản là một sự gia tăng trợ cấp cho các khu vực kinh tế phi sản xuất nhằm chống lại các chính sách bảo hộ mậu dịch và các đợt tăng thuế sản xuất sai lầm.

Theo tờ Financial Times, kế hoạch 2 nghìn tỷ của ông Biden được chia nhỏ để thực hiện các “mục tiêu” sau:

621 tỷ đô-la sẽ được dành chi cho cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và xe điện, nhằm mục đích tăng cường sản xuất và vận tải ở Mỹ. Tuy nhiên, theo dữ liệu của McKinsey (Cơ quan cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ), con số này thấp hơn nhiều so với việc giải quyết nhu cầu cơ sở hạ tầng và giao thông của Hoa Kỳ. Theo ước tính nhu cầu này vượt quá 2,1 nghìn tỷ đô la.

Kế hoạch của ông Biden không cung cấp các ưu đãi và khuyến khích về thuế cho các công ty tư nhân để tài trợ cho nhu cầu cơ sở hạ tầng thực tế. Thay vào đó, số tiền còn ít hơn một phần ba số lượng cần thiết để đầu tư, trong khi đó việc đầu tư sẽ do các chính trị gia chỉ đạo, điều này càng tạo ra rủi ro nghiêm trọng về hiệu xuất công việc.

Ngoài ra, kế hoạch này còn thua xa Liên minh châu Âu hoặc cách lam của Trung Quốc. Đầu tư vào xe điện không đòi hỏi sự tham gia của chính phủ, bởi vì nó phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu và ở nước Mỹ. Trên thực tế, việc tăng thuế do Biden công bố có thể gây tổn hại cho những công ty sản xuất xe điện có lãi, từ đó mà phải trợ cấp cho những công ty không có lãi.

561 tỷ đô-la, được sử dụng để nâng cấp nhà ở xanh, trường học, năng lượng và tài nguyên nước. 

Kế hoạch này nghe có vẻ có ý nghĩa, nhưng dường như đang thêm các yếu tố có thể được đưa vào bất kỳ ngân sách thông thường nào. Đây không phải là một phần ngoài ngân sách và nó nên được tài trợ bằng các ưu đãi thuế, chứ không phải trợ cấp.

480 tỷ đô-la được sử dụng để trợ cấp cho sản xuất, nghiên cứu và phát triển. 

Điều này không chỉ phản tác dụng mà còn gây ra lỗ ròng, vì mục tiêu của Biden là tăng thuế trong nhiều năm tới. Vì thế, các nguồn lực có thể bị đẩy từ khu vực sản xuất sang khu vực thua lỗ hoặc khu vực phi sản xuất.

400 tỷ đô-la được chi cho chăm sóc người già và người khuyết tật.

Đây không nên là một dự án nằm ngoài ngân sách và không nên được đưa vào kế hoạch cơ sở hạ tầng. Ngân sách liên bang có đủ chỗ để thúc đẩy việc chăm sóc người già và người tàn tật bằng cách nâng cao hiệu quả và thiết lập quan hệ đối tác với các doanh nghiệp hoặc các công ty tư nhân.

200 tỷ đô-la Mỹ được sử dụng cho băng thông rộng và đào tạo việc làm. 

Đây là những hạng mục quan trọng, trong đó tính hiệu quả và minh bạch là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc mở rộng băng thông rộng tốt nhất nên được dẫn dắt bởi các công ty tư nhân, ít nhất các ưu đãi thuế phải được sử dụng để thúc đẩy quan hệ đối tác công tư (thay vì trợ cấp của chính phủ). Đào tạo việc làm cũng vậy.

Kế hoạch này có vẻ đầy tham vọng, nhưng nó không có khả năng cải thiện đáng kể để giải quyết vấn đề tạo việc làm, bởi vì hầu hết các quỹ sẽ được sử dụng cho các công ty hiện có 60% đến 80% công suất và những công ty này không có nhu cầu đặc biệt cho các loại công việc mới.

Ví dụ: tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Kế hoạch Juncker Plan (còn được gọi là Thỏa thuận Xanh châu Âu) đã không tạo ra các loại việc làm như mong đợi. Dù được đầu tư hàng nghìn tỷ USD nhưng xu hướng việc làm hầu như không thay đổi. Liên đoàn Thương mại Liên minh châu Âu (InstriALL) cảnh báo rằng Thỏa thuận Xanh châu Âu có thể phá hủy 11 triệu việc làm, nhưng thỏa thuận không nêu rõ cách bù đắp những thiệt hại này.

Theo một nghiên cứu năm 2016, về chủ đề “Hướng tới một nền kinh tế năng lượng xanh và theo dõi tác động việc làm của các công nghệ các-bon ở Liên minh châu Âu”, quá trình chuyển đổi năng lượng của EU từ năm 1995 đến năm 2009, đã tạo ra 530.000 việc làm. Một phần ba số việc làm được tạo ra ở EU là kết quả của hiệu ứng lan tỏa. Trong số 27 quốc gia thành viên, 21 quốc gia thành viên có tác động tích cực đến việc làm tổng thể.

Câu hỏi đặt ra là, khoản đầu tư khổng lồ hơn 500 tỷ USD này chỉ tạo ra 530.000 việc làm trong lực lượng lao động hơn 210 triệu người, điều đó có đáng không?. Điều đáng chú ý hơn là với lượng tài nguyên khổng lồ như vậy, tỷ lệ thất nghiệp trung bình của thanh niên ở EU giảm không đáng kể.

Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, việc làm trong lĩnh vực công nghệ và năng lượng xanh đang bùng nổ nhờ ưu đãi thuế, trong khi tỷ lệ thất nghiệp năm 2019 đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Rõ ràng là có những yếu tố khắt khe về lao động ảnh hưởng đến xu hướng việc làm ở châu Âu, nhưng dường như có một kết luận rõ ràng: khi chính sách chuyển sang ưu đãi thuế thay vì trợ cấp, việc làm cơ sở hạ tầng và năng lượng xanh sẽ tăng nhanh hơn và kéo dài hơn.

Do vậy, vấn đề chính trong kế hoạch của Biden lần này chủ yếu thúc đẩy các khu vực chính trị và công cộng. Trong đó gần 40% số tiền trợ cấp cho các công ty địa phương và khu vực công, chính vì thế nó sẽ làm giảm năng suất và hiệu quả.

Kế hoạch ‘ảo tưởng’

Về thu nhập, số liệu dự kiến ​​là quá lạc quan, trong đó mục tiêu là tăng doanh thu thuế doanh nghiệp lên 695 tỷ đô la so với mức hiện tại. Đây quả là một ảo tưởng. Sau khi tính đến thuế suất hiệu dụng và thuế suất danh nghĩa của hầu hết các công ty, thuế doanh nghiệp toàn diện này sẽ trở thành thuế suất cao nhất trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Và nó thậm chí đã không tính đến tác động tiêu cực của mức thuế này.

Thuế thu nhập toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng thêm 495 tỷ USD.

Một lần nữa, đây là một con số quá lạc quan, vì thuế thu nhập toàn cầu chưa bao giờ đạt đến con số thu nhập bất thường như vậy.

Bằng cách bịt các lỗ hổng trong doanh thu “vô hình”, doanh thu từ thuế dự kiến ​​sẽ tăng thêm 217 tỷ đô-la Mỹ.

Con số này chỉ xuất phát từ giả định rằng tất cả các công ty đều trốn thuế và rủi ro chính của nó là sự không chắc chắn trong một số bộ phận và công ty chia sẻ lợi nhuận.

54 tỷ đô-la Mỹ được sử dụng để loại bỏ các ưu đãi về thuế nhiên liệu hóa thạch và “các biện pháp chống đảo ngược” các thỏa thuận. 

Ngành năng lượng đã bị tê liệt: nếu bạn nghĩ rằng những biện pháp này sẽ mang lại lợi ích tích cực, điều đó có nghĩa là bạn hoàn toàn không hiểu về ngành này. Về vấn đề các biện pháp “chống giao dịch ngược” chính là (khi một công ty Mỹ chuyển trụ sở tài chính của mình đến quốc gia của công ty mà nó sáp nhập hoặc mua lại), vậy thì kế hoạch của Tổng thống Biden và Tổng thống Obama đã mắc sai lầm. Theo Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội (Congressional Research Service), từ năm 2007 đến năm 2014, nhiều công ty rời Hoa Kỳ đến một quốc gia thân thiện với doanh nghiệp hơn, so giai đoạn từ năm 1981 đến năm 2003. Ví dụ như Burger King (chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh) đã chuyển ra khỏi đất nước này.

Tất nhiên, đảng Cộng hòa và một số đảng viên Dân chủ sẽ bác bỏ kế hoạch tăng thuế, Nhưng chúng ta cũng không thể bỏ qua rủi ro khi chuyển của cải từ các bộ phận sản xuất và thuế vụ trên quy mô lớn như vậy để trợ cấp cho chi tiêu của chính phủ.

Chính quyền Biden tuyên bố rằng kế hoạch này là trung lập về thu nhập, không lỗ cũng không lãi, nhưng thực tế không phải vậy.

Đầu tiên, nó bao gồm những ước tính cực kỳ lạc quan về thu nhập mới. Thứ hai, những lợi ích này sẽ được tạo ra trong vòng 15 năm, trong khi các khoản chi tiêu được lên kế hoạch cho 8 năm tới: không có sự trung lập trong giá trị hiện tại ròng. Thứ ba, ngay cả khi chúng ta tin tưởng vào lợi nhuận lạc quan, nó cũng không thể giải quyết được khoản thâm hụt khổng lồ mà chính phủ đã tích lũy trong quá khứ do tăng chi tiêu bắt buộc.

Đảng Dân chủ cho rằng điều này không quan trọng, vì khoản thâm hụt có thể được tài trợ với chi phí thấp nhất quán và được hỗ trợ bởi Cục Dự trữ Liên bang. Tuy nhiên, nếu thâm hụt không quan trọng thì tại sao chúng ta cần tăng thuế? Tóm lại, tinh thần của kế hoạch này là tốt, nhưng cần thực hiện thông qua ưu đãi thuế và giảm trợ cấp. Mà việc thực hiện kế hoạch có thể mang tính chính trị, và có thiếu sót. Do vậy nó sẽ có quá nhiều rủi ro, bởi vì chúng tôi đã thấy kết quả của các chương trình tương tự ở Liên minh Châu Âu và Nhật Bản trước đây.

Tags:
Bài phát biểu 'căng như dây đàn' của Tổng thống Biden về Trung Quốc

Bài phát biểu "căng như dây đàn" của Tổng thống Biden về Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 7-4 cho rằng cơ sở hạ tầng là một vấn đề an ninh quốc gia và rằng Trung Quốc đang đi nhanh hơn Mỹ, khi ông chỉ trích các thành viên Đảng Cộng hòa phản đối kế hoạch 2.000 tỉ USD của mình.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất