'Kẻ khóc, người cười' giữa chuỗi ngày phong tỏa

Những người hướng nội dễ dàng trong việc điều chỉnh sinh hoạt, nhưng người hướng ngoại lại gặp khó khăn hơn.

20:30 05/04/2020

Vicktery Zimmerman, một công dân Chicago, đã nhanh chóng tìm ra cách kết nối với gia đình, bạn bè ngay trong những ngày đầu tiên của giai đoạn "ở yên trong nhà". Cô thực hiện những cuộc gọi Face Time, xem phim với một cặp đôi khác từ xa, rồi tới kế hoạch chơi game xuyên đêm... Tất cả những điều đó, hay bất cứ thứ gì cần thiết là cách để giữ cho cô, một chuyên gia quan hệ công chúng, một người cực kỳ hướng ngoại và tự phụ không cảm thấy quay cuồng nơi bốn bức tường.

Vicktery Zimmerman đang phải vất vả thích nghi với cuộc sống quanh quẩn trong nhà giữa thời Covid-19. Ảnh: AP.
Vicktery Zimmerman đang phải vất vả thích nghi với cuộc sống quanh quẩn trong nhà giữa thời Covid-19. Ảnh: AP.

Trái ngược với Vicktery, chồng cô Justin Zimmerman, một người đàn ông hướng nội lại thấy bối rối và thích thú với tất cả. Vị bác sĩ vui vẻ chia sẻ: "Giờ đây thì Face Time là công việc dần quen thuộc của tất cả chúng ta trong cả ngày".

Lệnh phong tỏa được thiết lập tại nhiều quốc gia nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 đã tạo ra sự xoay chuyển trong đời sống, đặc biệt với những người hướng ngoại, những đối tượng mà cuộc sống bên ngoài bốn bức tường với các cuộc hội họp bất tận, hay tương tác với bất cứ ai tình cờ gặp gỡ.

Trong khi đó, ngay cả trong thời kỳ khi dịch bệnh chưa bùng phát, cũng có những người mà các tương tác xã hội gây áp lực cho họ hơn là niềm vui: đó là những người hướng nội, những người chủ yếu lấy năng lượng từ nội tại bản thân, trái ngược với những người hướng ngoại lấy năng lượng từ bên ngoài.

Quá trình cách ly và tạo khoảng cách đã đảo ngược điều đó. Giai đoạn này thực sự là một sự khuây khỏa với những người hướng nội, những người giờ đây không cần phải bào chữa cho việc tại sao họ không muốn ra ngoài, và tương tự thế, chính là một cuộc đấu tranh với những người hướng ngoại, đối tượng luôn tìm kiếm các kết nối xã hội trong một thế giới mà đột nhiên giao tiếp trở thành một mặt hàng hạn chế.

Eric Bellmore, một người hướng ngoại cho biết anh đã "hét to một câu chào" với người lạ mà anh nhìn thấy ở bên kia đường, khi chạy bộ gần nhà. "Tôi chỉ muốn có một khoảnh khắc tương tác. Thật khó mà nói cụ thể rằng tôi cần có bao nhiêu bạn bè ở xung quanh mình", nhân viên IT 47 tuổi ở Mount Pleasant, Michigan nói. Anh kể rằng vợ đã dọa: "Với người như anh, chuyện này đúng là địa ngục".

Tuy nhiên, với David Choi, một nhạc sĩ 34 tuổi ở Los Angeles, đây thực sự là một khoảng thời gian dễ chịu và nhẹ nhõm, dù công việc của một nhạc sĩ chuyên nghiệp luôn đòi hỏi anh phải kết nối và xây dựng các tương tác xã hội. Anh chia sẻ: "Yêu cầu ở yên trong nhà thực sự đã cho bạn một cái cớ để ở nhà, điều mà bạn luôn mong muốn từ đầu".

" nói chung là nơi có những người hướng ngoại luôn được khen thưởng, cũng như những người hướng nội bị soi xét", Lisa Kaenzig, trưởng khoa của Đại học Đại học William Smith, một phụ nữ rất hướng ngoại chia sẻ. Cô đã nghiên cứu về những người hướng nội trong suốt nhiều năm.

Cô nhận định: "Tuy nhiên, giai đoạn phong tỏa này đã làm thay đổi những giả định đó. Trong khi tất cả mọi người bày tỏ sự lo lắng về virus, thì nhu cầu thực sự được ở nhà và hạn chế giao tiếp xã hội lại giống như một lợi ích cho những người hướng nội. Tất cả từng là một khó khăn với những người hướng nội, nhưng giờ đây họ giống như được biệt đãi. Họ đang thích nghi một cách vô cùng nhanh chóng".

Theo Lisa Kaenzig, một đối tượng hướng nội mà cô từng trò chuyện bày tỏ sự không thích thú gì quay trở lại với việc tìm kiếm những cái ôm chào hỏi, hay tương tác với nhóm vô số những người hướng ngoại, sau giai đoạn cách ly xã hội.

Tuy nhiên, một số người hướng nội vẫn chật vật với thực tế rằng ở nhà là vấn đề xuất phát từ yêu cầu của chính phủ, đồng nghĩa với việc không có lựa chọn đi đến tiệm cafe, nếu muốn có sự tương tác với mọi người. Ví dụ như Jackie Aina, cô thường làm điều đó để phá vỡ sự đơn điệu khi làm việc ở nhà. Đó là nơi mà nghệ sĩ trang điểm, những người sáng tạo nội dung trực tuyến như cô dành phần lớn thời gian của mình. "Đi tới tiệm cafe địa phương để thay đổi môi trường, điều đó thật dễ chịu. Nhưng giờ đây thì chuyện đó không được nữa. Điều đó hoàn toàn khác với việc lựa chọn bạn sẽ ở nhà khi nào và như thế nào", Aine nói.

Tất nhiên, với cả những người hướng ngoại lẫn hướng nội, những người sống chung trong một ngôi nhà, nơi họ được yêu cầu phải tự cô lập, điều đó còn tạo ra một thách thức mới: Học cách sống với nhau.

Những người hướng ngoại tìm cách để làm việc từ xa, các cuộc gọi video hội nghị cho công việc, các cuộc ăn trưa với người yêu, bạn bè qua điện thoại hoặc qua máy tính... đôi khi gặp khó khăn với chính người hướng nội mà họ sống cùng.

Jackie Hardt, 34 tuổi, ở Buffalo, New York gần đây đã "họp trực tuyến" để có một buổi hẹn hò cafe với đồng nghiệp và hẹn ăn trưa với bạn bè. Người chồng hướng nội của cô, thậm chí còn không hiểu nổi vì sao vợ làm như vậy. Jackie chia sẻ: "Anh ấy sẽ khó mà có thể có được những giờ hạnh phúc ảo, hoặc cafe ảo. Anh ấy hoàn toàn ổn khi không gặp bạn bè, cho đến khi chuyện này kết thúc. Còn đối với tôi, điều này khó khăn hơn rất nhiều".

Dù vậy, họ cố gắng tôn trọng nhu cầu của nhau: "Tôi nghĩ anh ấy nhận ra tôi có thể cần nhiều tương tác hơn trong chuỗi ngày này. Sau vài năm kết hôn, tôi cũng tự hiểu rằng khi nào anh ấy cần sự yên lặng và cần ở một mình", cô nhấn mạnh.

Thùy Linh (Theo AP)

Link nguồn: https://vnexpress.net/ke-khoc-nguoi-cuoi-giua-chuoi-ngay-phong-toa-4078692.html

Tags:
Covid-19 “xóa” sạch các thành quả về việc làm của ông Trump từ khi thắng cử

Covid-19 “xóa” sạch các thành quả về việc làm của ông Trump từ khi thắng cử

Hai tuần vừa qua đã xóa bỏ hoàn toàn các thành quả về việc làm của nền kinh tế Mỹ kể từ khi ông Donald Trump thắng cử Tổng thống năm 2016

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất