Khách Tây phải 'tránh bẫy' khi du lịch Việt
Những người làm du lịch nên đổi tư duy nuôi trồng thay vì chặt chém du khách, bởi trong thời mạng xã hội, tiếng xấu có thể đồn rất xa.
08:41 20/05/2023
Vì sao ở đâu và trong ngành nào cũng có "vấn đề tận thu" là một điều khó hiểu. Hồi mấy chục năm trước, khi gia đình tôi còn bán quán cà phê bên quốc lộ, chúng tôi đã biết rằng có một luật bất thành văn là "khách đi đường", mang biển số không phải tỉnh nhà, thì có thể chém. Nguyên nhân sâu xa là "mấy người này có quay lại đâu".
Tôi không chém những người khách đi đường đấy. Cho dù họ có quay lại hay không thì người chung quanh vẫn biết hàng quán cư xử thế nào. Tiếng dữ đồn xa, một người bị chém họ lại kể cho bao người khác nghe.
Thời xưa đã thế, thời nay thì tiếng dữ đồn qua đến tận bên kia địa cầu, có thể đọc được trong cẩm nang du lịch.
Khi nghĩ tới ngành du lịch Việt Nam, tôi thường ít khi góp lời. Nguyên nhân là những gì muốn nói toàn là lời than thở, mà những người đi du lịch thường xuyên hơn đã than hết cả rồi.
Tôi chỉ xin vẽ thêm vài nét vào bức tranh đang buồn đó. Ví dụ như là menu của một quán cà phê ở một địa điểm du lịch nổi tiếng niêm yết giá cà phê gấp rưỡi so với quán trên Quảng trường Thời Đại ở New York (Mỹ). Hay là việc tôi bị tài xế taxi chở tới một khách sạn không phải nơi tôi đã đặt phòng, bởi vì họ sẽ được ăn chia với khách sạn đang niềm nở mời tôi vào.
Việc cơ sở hạ tầng thiếu thốn hay xấu xí có thể chấp nhận được. Ai đi tới nước nào cũng đã tìm hiểu về nước đó cả rồi. Còn những việc mà tôi trải qua lại khác. Nó nằm trong một mục riêng trong những cuốn hướng dẫn du lịch Lonely Planet, gọi là "Warning" hay "Caveat".
Những ai đi du lịch nhiều thường đọc sách này để tránh bẫy. Vậy mà tôi, một người sinh ra lớn lên ở , vẫn sập những chiếc bẫy đó ngon ơ. Chỉ có ở thị xã sân nhà, ăn ở quán quen là còn tránh đòn được một chút. Ra khỏi "sân nhà" là te tua, dù là sang cái xã kế bên hay đi xa, tới chỗ hơn nào cũng bị chém đủ kiểu.
" , nó là như vậy đó!" - câu nói này không phải do tôi thốt ra, nó là do các bạn người nước ngoài của tôi thốt ra. Một dịp tôi đi du lịch Việt Nam và dẫn theo mấy bạn Tây, chúng tôi trở về với những cái túi rỗng, những cái bụng đau, và lời mời sang châu Âu đi chơi của các bạn ấy gởi cho tôi. Sau chuyến đi Việt Nam, tôi đã đi chơi với nhóm bạn đó thêm mấy lần, toàn là đi châu Âu với Mỹ.
Vậy thì các cơ quan chức năng có thể làm gì để hạn chế những việc như này? Khi một phần lớn những người "làm du lịch" cùng nhau "tận thu" khách du lịch như kiểu săn bắn "tận diệt" thì mọi thứ cứ như thiên la địa võng, khách nào chạy cho thoát.
Để khách có thể "chạy thoát", trước hết nên tạo điều kiện cho họ có đôi chân. Dịch vụ thuê xe máy, xe gắn máy bốn bánh (quad) rất nở rộ ở các hòn đảo của Hy Lạp, như là Katakolon, Santorini. Khi có "đôi chân" của chính mình, du khách ít bị lệ thuộc vào taxi. Họ có thể tự đi tới nhà hàng mà họ muốn, xem cái mà họ đi tìm. Ít ra thì khả năng bị chở tới "bán" cho một cái nhà hàng cũng ít đi.
Người ta nói nhiều về đường dây nóng để cho khách phàn nàn về các vấn đề du lịch ở Việt Nam. Thật ra không nên chờ cho khách phải lên tiếng, thường họ đã chạy mất từ lâu rồi.
Thay vào đó, nên có đường dây nóng để các mắt xích trong chuỗi cung ứng du lịch phản ánh tình trạng bắt chẹt khách. Nhà hàng phụ thuộc vào taxi thì họ cần phải có quyền phản ánh về taxi, chứ khách du lịch họ làm sao biết được taxi chèn ép, đánh hội đồng nhà hàng mà phản ánh?
Có lẽ những người làm khách sạn, quán ăn, taxi, hướng dẫn viên, các công ty lữ hành đều cần phải được trải qua một khóa học đạo đức nghề nghiệp. Điều mà họ cần được học không phải là giáo điều, mà là một khóa học về việc "nuôi" khách, phối hợp với nhau trong hệ sinh thái du lịch, để còn có cái mà thu hoạch cho mùa sau.
du lịch là một ngành nghề sinh lợi. Những người làm du lịch cần phải học cách "nuôi trồng" chứ không phải là "săn bắt" khách du lịch.
Thẩm phán Mỹ 95 tuổi quyết không nghỉ hưu
Các đồng nghiệp yêu cầu Pauline Newman, thẩm phán liên bang 95 tuổi của Mỹ, nghỉ hưu vì lo ngại về độ minh mẫn, nhưng bà quyết từ chối.