Kỹ Sư Đại Học Mỹ Tạo Ra Thiết Bị Bay Siêu Nhỏ Giúp Theo Dõi Mức Độ Ô Nhiễm, Độc Tố Trong Môi Trường
Các kỹ sư đại học Mỹ đã phát triển được một thiết bị gồm những vi mạch siêu nhỏ để giúp theo dõi mức độ ô nhiễm, độc tố trong môi trường.
01:00 01/10/2021
Mới đây trang SciTechDaily đưa tin về một nhóm kỹ sư của Đại học Northwestern ở tiểu bang Illinois, đã chế tạo thành công một vật thể bay siêu nhỏ có thể theo dõi mức độ ô nhiễm không khí và mầm bệnh tồn tại trong môi trường.
Vật thể này là những vi mạch siêu nhỏ gồm cảm biến, linh kiện điện tử, có cấu trúc hình cánh quạt và không có động cơ. Ngoài ra, nó còn được trang bị thêm ăng-ten và bộ nhớ lưu trữ dữ liệu.
Ông John Rogers, giáo sư tại Đại học Northwestern về khoa học và kỹ thuật vật liệu, cho biết rằng:
“Nhờ cấu tạo đặc biệt, phần cánh quạt của vật thể khi tương tác với không khí sẽ tạo ra những chuyển động quay ổn định nhờ đó mà nó có thể bay lâu hơn.”
Theo ông Rogers, thiết bị này có thể thu thập dữ liệu, giúp giám sát mức độ ô nhiễm và độc tố trong môi trường. Thiết bị này cũng được chế tạo bằng chất liệu có thể hoà tan vô hại trong nước, nên nó hoàn toàn thân thiện với môi trường.
Hiện thiết bị này vẫn chưa được sử dụng trong môi trường tự nhiên, nhưng đã có những phiên bản khác của nó được ứng dụng để làm công cụ theo dõi bức xạ mặt trời, kiểm tra độ pH của nguồn nước,...
Phát hiện mới về các ca mắc Covid-19 trở nặng
Nghiên cứu mới từ các chuyên gia thuộc Đại học Kent ở Anh cho thấy một loại protein có thể đang góp phần vào các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trở nặng.