Ký ức ᵭɑᴜ thươпց hằп ᵴâᴜ dân Mỹ trước thềm bầu cử
Cận kề ngày bầu cử tổng thống 3/11.
05:00 03/11/2020
Nhiều người dân Mỹ vẫn lo sợ khi nhớ lại hình ảnh "bầm dập" trong những năm qua.
Đằng sau lớp khẩu trang để ngăn Covid-19, Patra Okelo, 29 tuổi, rưng rưng khi nhớ lại cuộc tuần hành của hàng trăm người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng ở Charlottesville, bang Virginia vào năm 2017. Cuộc "biểu dương lực lượng" đó đã làm bùng lên 24 giờ hỗn loạn và thương vong ở Charlottesville, biến nơi đây trở thành một biểu tượng cho sự chia rẽ của đất nước, khi người Mỹ chuẩn bị bầu cử tổng thống năm 2020.
Ngày 12/8/2017, vài giờ sau cuộc tuần hành thắp đuốc trên, James Alex Fields, một kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, đã lao xe vào đám đông biểu tình chống phân biệt chủng tộc và giết chết nhà hoạt động Heather Heyer.
Trump khi ấy đã đổ lỗi cho "cả hai bên" về sự việc ở Charlottesville. Năm nay, Tổng thống lại điều lực lượng liên bang để ngăn các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc khắp cả nước. Và mỗi khi được hỏi, ông thường từ chối lên án chủ nghĩa da trắng thượng đẳng.
Thông thường, các cuộc bầu cử tổng thống là khoảnh khắc người Mỹ có thể soi mình trong gương, nhìn lại những điều đã qua. Tuy nhiên, vào giai đoạn nước rút gay cấn của cuộc bầu cử năm nay, thế giới từ lâu đã chú ý tới những góc tối của và nhìn thấy hình ảnh một quốc gia "bầm dập" đầy chia rẽ.
nước Mỹ đang đối mặt với hàng loạt mối đe dọa khi Covid-19 đã giết chết hơn 230.000 người và số ca nhiễm vẫn tăng mạnh ở các bang. Nền kinh tế Mỹ lao dốc, kéo theo đó là các gia đình Mỹ đang rơi vào tình trạng bếp bênh.
Di sản từ chế độ nô lệ một lần nữa bị nhắm mục tiêu trong các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc năm nay, sau khi người đàn ông da màu George Floyd ở Minneapolis bị cảnh sát ghì chết.
Okelo nhận thấy sự tương đồng giữa cuộc tuần hành của nhóm người da trắng thượng đẳng ở Charlottesville tháng 8/2017 và những thời khắc cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay. Cô đã quyết định bỏ phiếu cho Joe Biden.
Trong chiến dịch tranh cử năm nay, tiếng còi xe đã thay thế cho tiếng hô hào của những người ủng hộ . Do tuân thủ các quy tắc giãn cách xã hội, những cuộc mít tinh vận động tranh cử của chỉ diễn ra quy mô nhỏ và chủ yếu là "mít tinh xe hơi".
"Bấm còi nếu bạn ủng hộ! Bấm còi nếu bạn đã sẵn sàng", cựu tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trong buổi mít tinh "tiếp lửa" cuối cùng cho Biden trước thềm tranh cử.
Về phía đảng Cộng hòa, Tổng thống Trump vẫn tổ chức các sự kiện vận động quy mô lớn và hầu hết người tham dự không đeo khẩu trang, bất chấp lời khuyên từ giới chức y tế.
Trong 10 cuộc mít tinh khắp các bang chiến trường, Trump tiếp tục tuyên bố sai lầm rằng Covid-19 đang suy yếu và nhắc lại những vấn đề quen thuộc như xây tường biên giới hay Hillary Clinton, ứng viên đảng Dân chủ bị ông đánh bại năm 2016.
Dù xếp dưới trong các cuộc thăm dò trước bầu cử và gặp bất lợi trong nỗ lực gây quỹ, vẫn thể hiện sự tự tin và có lúc đã nói rằng Biden "không biết ông ấy đang thua".
Trump tháng trước đảm bảo sẽ rời trong hòa bình nếu Biden đắc cử, nhưng khẳng định không muốn chuyển giao quyền lực, "chỉ muốn thắng". Ông cũng kêu gọi người ủng hộ "giám sát" các điểm bầu cử để đảm bảo quá trình bỏ phiếu diễn ra hợp pháp.
Khi ngày bầu cử 3/11 cận kề, những người ủng hộ Trump dường như trở nên "kích động" khi dàn hàng chặn cao tốc ở New Jersey hay lái xe "phục kích" và chèn ép một xe buýt tranh cử của Biden.
Rất nhiều thành viên Dân chủ tỏ ra lo ngại trước nguy cơ Trump chiến thắng cuộc đua vào năm nay. Mary Williams, thành viên ở Michigan, cho biết cô "vô cùng lo lắng" khi nhớ lại thất bại đáng kinh ngạc của Hillary Clinton trước Trump vào năm 2016.
"Nhiều khi đang ngủ tôi đã choàng tỉnh giấc", Williams nói, nhắc về nỗi sợ khi nghĩ tới ngày Trump tái đắc cử.
Link nguồn: https://vnexpress.net/ky-uc-dau-thuong-han-sau-dan-my-truoc-them-bau-cu-4185726.html
Bầu cử Tổng thống Mỹ trước giờ “G”: Cử tri gốc Việt ủng hộ Trump hay Biden?
Một cuộc khảo sát được thực hiện trước đó cho thấy.