Kỳ vọng từ nửa tỷ liều vaccine Mỹ tặng thế giới

Chính quyền Biden dự kiến mua 500 triệu liều vaccine Covid-19 tặng cho Covax, cho thấy cam kết của Mỹ giúp thế giới kết thúc đại dịch.

02:00 11/06/2021

Kế hoạch mua nửa tỷ liều vaccine Pfizer này được chính quyền Tổng thống Joe Biden đưa ra để tặng cho khoảng 100 quốc gia trước áp lực ngày càng lớn trong việc giải quyết tình trạng thiếu vaccine Covid-19 trên toàn cầu, theo ba nguồn thạo tin tiết lộ ngày 9/6.

Thông tin được đưa ra đúng thời điểm Biden bắt đầu chuyến công du đầu tiên trong nhiệm kỳ tới châu Âu, cơ hội để ông tái khẳng định vị thế lãnh đạo thế giới của Mỹ và khôi phục các mối quan hệ bị rạn nứt dưới thời cựu tổng thống Donald Trump.

"Chúng tôi phải kết thúc đại dịch Covid-19 không chỉ ở trong nước, mà ở khắp mọi nơi", Biden nói sau khi đặt chân tới Suffolk, Anh. "Không có bức tường nào đủ cao để giúp chúng ta an toàn trước đại dịch hoặc các mối đe dọa sinh học tiếp theo mà chúng ta phải đối mặt. Nó đòi hỏi cần có hành động phối hợp của nhiều bên".

Tổng thống Joe Biden tại căn cứ Royal Air Force Mildenhall ở Suffolk, Anh ngày 9/6. Ảnh: AP.
Tổng thống Joe Biden tại căn cứ Royal Air Force Mildenhall ở Suffolk, Anh ngày 9/6. Ảnh: AP.

Nguồn tin biết về thỏa thuận với Pfizer cho hay Mỹ sẽ mua 500 triệu liều vaccine này với "giá phi lợi nhuận". 200 triệu liều đầu tiên được phân phối trước cuối năm nay và 300 triệu liều còn lại dự kiến trước tháng 6 năm sau. Tất cả số vaccine đó sẽ được phân phối thông qua Covax, sáng kiến chia sẻ vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu.

và Pfizer từ chối bình luận về thông tin mới, nhưng Tổng thống Biden ám chỉ sẽ công bố hoạch toàn cầu của ông tại cuộc gặp với các lãnh đạo nhóm G7 tại Anh. "Tôi có một kế hoạch và sẽ thông báo nó", Biden nói khi lên Không lực Một tới Anh ngày 9/6.

Trong một tuyên bố ngày 9/6, Jeffrey D. Zients, quan chức phụ trách chiến lược tiêm chủng của , cho biết Tổng thống Biden "sẽ tập hợp các nền dân chủ trên thế giới để giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu, đồng thời việc Mỹ đi đầu để tạo ra kho vaccine sẽ rất quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19 trên thế giới".

Thông tin về kế hoạch chia sẻ vaccine mới của chính quyền Biden lập tức được phe Cộng hòa đánh giá cao. "Đây chính xác là những gì chính phủ liên bang nên làm, đó là làm việc với các công ty phát triển vaccine Covid-19 để cung cấp cho phần còn lại của thế giới", thượng nghị sĩ Cộng hòa Richard Burr nói.

Tiến sĩ Krishna Udayakumar, giám đốc Trung tâm Đổi mới Y tế Toàn cầu Duke, cũng cho rằng đây là một bước đi quan trọng đúng hướng của chính quyền Mỹ.

"Nếu một chiến lược tiêm chủng toàn cầu đầy đủ được Mỹ công bố tại hội nghị thượng đỉnh G7, cùng với sự phối hợp thực chất giữa các thành viên G7 và Liên minh châu Âu (EU), đây có thể là một bước ngoặt của đại dịch", Udayakumar nói.

Con số 500 triệu liều vẫn còn cách rất xa ước tính 11 tỷ liều mà WHO cho là cần thiết để tiêm chủng cho toàn cầu, nhưng là một bước tiến lớn so với những gì Mỹ cam kết cho đến nay. Nhiều chuyên gia y tế cộng đồng và các nhóm vận động đã hoan nghênh tin tức về thỏa thuận giữa Mỹ và Pfizer.

"Đây là một bước tiến rất đáng chú ý", Jennifer Nuzzo, nhà dịch tễ học và học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins nói, thêm rằng động thái mới của Washington "gửi một tín hiệu rõ ràng về cam kết của Mỹ đối với an ninh y tế toàn cầu và sự sẵn lòng giúp đỡ thế giới, cũng như chính nước này, kết thúc đại dịch".

Chiến dịch tiêm chủng lớn và thành công ở nhiều quốc gia giàu có như Mỹ, Anh đã góp phần giảm số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19, tạo điều kiện phục hồi nền kinh tế. Nhiều quốc gia đã khẩn thiết đề nghị Mỹ chia sẻ nguồn cung vaccine dồi dào. Trong khi 42% người Mỹ đã tiêm chủng đầy đủ, tỷ lệ này ở châu Phi chưa tới 1%, theo Our World in Data, dự án của Đại học Oxford.

ONE Campaign, một nhóm vận động để chấm dứt nghèo đói và bệnh tật, đã ca ngợi quyết định chia sẻ vaccine của chính quyền Biden.

"Hành động này gửi một thông điệp vô cùng mạnh mẽ về cam kết của Mỹ trong việc giúp thế giới chống lại đại dịch và cho thấy sức mạnh to lớn của Mỹ trong vai trò lãnh đạo toàn cầu", nhóm này cho hay.

Tiến sĩ Junaid Nabi, thành viên Viện Aspen, đánh giá thông tin mới cho thấy Biden nghiêm túc với cam kết Mỹ đóng vai trò lãnh đạo trong cuộc chiến chấm dứt đại dịch toàn cầu.

"Điều này cũng sẽ khuyến khích các nước châu Âu, G7 đóng vai trò tích cực hơn trong cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, vì họ đã rất chậm chạp trong việc ứng phó và đóng góp cho lợi ích chung của thế giới", Nabi nói.

Hầu hết những nhà hoạt động vì sức khỏe toàn cầu đều hưởng ứng tin tức mới từ chính quyền Biden, nhưng vẫn nhắc lại lập trường rằng Mỹ chỉ cung cấp vaccine là chưa đủ. Họ cho rằng Washington phải tạo điều kiện để các nước khác tự sản xuất vaccine, gồm việc chuyển giao công nghệ sản xuất.

" cần gấp rút sản xuất thêm hàng tỷ liều trong vòng một năm, chứ không chỉ cam kết mua từ nguồn cung vốn không đủ đáp ứng kế hoạch", Peter Maybarduk, giám đốc chương trình Tiếp cận thuốc của Public Citizen, nói. "Chúng tôi vẫn chưa thấy kế hoạch nào từ chính phủ Mỹ hay nhóm G7 về tham vọng hoặc sự cấp bách để tạo ra thêm hàng tỷ liều vaccine và chấm dứt đại dịch".

Một điểm tiêm chủng ở Brooklyn, thành phố New York tháng trước. Ảnh: NYTimes.
Một điểm tiêm chủng ở Brooklyn, thành phố New York tháng trước. Ảnh: NYTimes.

Thomas J. Bollyky, thành viên cấp cao của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại và giám đốc chương trình y tế toàn cầu của tổ chức này, đồng tình với quan điểm trên. "Điều đó ý nghĩa nhưng chỉ riêng nó là chưa đủ", Bollyky nói về nỗ lực chia sẻ vaccine của Biden.

Ông nói 500 triệu liều mà chính quyền Biden dự định chia sẻ gấp khoảng 6 lần số liều mà Covax đã phân phối cho đến nay, nhưng chỉ chiếm 1/4 trong số hai tỷ liều mà sáng kiến này đặt mục tiêu chia sẻ trong năm nay.

"Những liều vaccine Pfizer này sẽ đi đến nhiều quốc gia. Câu hỏi lớn là chúng được phân phối theo thứ tự và số lượng như thế nào?", ông thắc mắc.

Sau tin tức tích cực từ phía Mỹ, nhiều tổ chức y tế quốc tế đã lên tiếng kêu gọi các nước giàu khác tăng cường cam kết với toàn cầu.

"Chúng ta không thể chấm dứt đại dịch toàn cầu ở bất kỳ đâu trừ khi đánh bại nó ở mọi nơi", Tom Hart, quyền CEO của ONE Campaign, khẳng định. "Tặng vaccine cho Covax sẽ cứu sống, giảm lây lan biến chủng, giúp mở lại nền kinh tế toàn cầu. Chúng tôi kêu gọi các nước G7 khác hãy theo gương Mỹ và đóng góp nhiều vaccine hơn cho Covax. Nếu từng nghĩ tới tham vọng và hành động toàn cầu để chấm dứt đại dịch, bây giờ chính là lúc làm điều đó".

Tags:
Triệu phú USD đình đám trên đất Mỹ Phạm Đình Quốc Vương: Từ DHS nghèo, suýt bị đi tù, hiện sở hữu nhiều nông trại nuôi toàn động vật hoang dã

Triệu phú USD đình đám trên đất Mỹ Phạm Đình Quốc Vương: Từ DHS nghèo, suýt bị đi tù, hiện sở hữu nhiều nông trại nuôi toàn động vật hoang dã

Trải qua nhiều thất bại, hiện tại cuộc sống của CEO Fastboy Marketing ở Mỹ được nhiều người ngưỡng mộ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất