Làm thế nào vượt qua khó khăn để du học định cư Mỹ?
Nước Mỹ – thiên đường giáo dục, được biết đến là đất nước của các trường Đại học danh giá nằm trong TOP đầu thế giới. Tuy nhiên mức học phí “trên trời” và các quy định khắt khe trong việc xin thị thực sau đại học đã khiến cho không ít sinh viên đắn đo về việc Du học để định cư Mỹ.
04:00 04/07/2018
Đặc biệt, Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc chứa đựng nhiều nền văn hóa khác nhau, nên việc sốc văn hóa khi du học Mỹ lại càng dễ xảy ra hơn. Vậy để tránh “sốc” khi du học Mỹ, việc đầu tiên chúng ta cần làm là đối diện và tập thích nghi với nó.
Vượt qua rào cản ngôn ngữ
Khi đề cập đến những thử thách của việc du học, đa số mọi người đều cho rằng “sốc” văn hóa là một điều vô cùng đáng sợ. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý của các du học sinh rất nhiều. Bởi lẽ, cuộc sống ở nước ngoài không phải là thiên đường, nhất là khi chúng ta phải bắt đầu với một nền văn hóa mới, những con người mới và môi trường học tập hoàn toàn mới.Rào cản ngôn ngữ luôn là trở ngại lớn nhất đối với các bạn sinh viên du học. Điều đó khiến cho việc giao tiếp với người bản ngữ và tiếp thu bài giảng trên lớp khó khăn hơn bao giờ hết. Một mẹo nhỏ cho các bạn là đừng bao giờ tự ti, ngần ngại khi giao tiếp. Việc đó sẽ giúp bạn thực hành và hoàn thiện kĩ năng nói cho bản thân.
Văn hóa học tập tại Mỹ cũng là điều đáng lưu ý. Thầy cô , sách vở chỉ đóng vai trò nhỏ, khác với hình thức học tập “nghe và chép” ở Việt Nam. Bạn phải chủ động tìm tòi, tự nghiên cứu bài giảng. Môi trường học tập tại Mỹ đòi hỏi bạn phải phát huy tối đa tính tự giác của bản thân. Khi bạn không theo kịp bài giảng trên lớp, nếu không quyết liệt tự học, nghiên cứu hoặc tìm sự trợ giúp của bạn bè thì sẽ dẫn đến mất căng bản, chán nản và bỏ học.
Làm thế nào để sống tự lập tại Mỹ?
Cuộc sống tự lập ở một đất nước xa lạ quả thật là không hề dễ dàng. Trước khi đi du học, ngoài việc trang bị những kiến thức về học tập, các bạn trẻ cần phải có những kĩ năng tự chăm sóc bản thân để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập không ít khó khăn. Nhiều du học sinh chia sẻ rằng, có một công việc làm thêm cũng là một cách hiệu quả không những giúp bạn giảm bớt gánh nặng thu chi hằng ngày, mà còn giúp bạn hòa nhập nhanh hơn với môi trường mới. Hơn thế nữa, bạn còn có thể học được nhiều kĩ năng mềm để hoàn thiện bản thân.
Và điều quan trọng nhất là luôn suy nghĩ tích cực, đơn giản hóa mọi chuyện, lạc quan trong mọi tình huống để vượt qua những khó khăn ban đầu. Học cách quan sát và cảm nhận mọi thứ xung quanh, bạn sẽ thấy cuộc sống du học “dễ thở” hơn nhiều.
Chi phí đắt đỏ là lý do đầu tiên khiến du học sinh Việt Nam từ bỏ giấc mơ du học định cư Mỹ. Một thống kê từ các tổ chức giáo dục cho biết, nếu muốn du học Mỹ, trung bình một năm, một học sinh sẽ tiêu tốn ít nhất khoảng $36,564, đứng thứ ba thế giới chỉ sau Úc và Singapore. Đó sẽ là thử thách tài chính với rất nhiều gia đình khi lựa chọn đất nước cho con du học. Không những vậy, tiêu chuẩn đầu vào của các trường Đại học Mỹ cũng khắt khe hơn một số quốc gia khác, thường yêu cầu điểm số SAT – bài thi chuẩn hoá cho việc đăng ký vào đại học tại Mỹ.
Khó khăn cuối cùng đối với sinh viên chính là cơ hội xin việc và ở lại Mỹ sau tốt nghiệp. Thông thường, du học sinh sau khi kết thúc kỳ học trong 90 ngày, phải tìm được một công ty Mỹ chấp nhận bảo trợ. Song, thủ tục bảo trợ và xác minh cần rất nhiều thời gian và công sức nên phần lớn các nhà tuyển dụng sẽ rất đắn đo trong việc thuê lao động nước ngoài.
Cơ hội nào cho du học sinh hiện thực giấc mơ định cư Mỹ trước muôn vàn khó khăn?
Đối với những gia đình Việt Nam có thu nhập ở mức trung bình khá, tiết kiệm chi phí luôn là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu khi phụ huynh quyết định cho con du học, đặc biệt là tại Mỹ, một trong những quốc gia có chất lượng giáo dục đẳng cấp quốc tế với chi phí khá đắt đỏ. Tuy nhiên, nếu chọn trường lớp phù hợp, du học Mỹ không phải lúc nào cũng tốn chi phí cao.Lựa chọn ngành học phù hợp là tiêu chí đầu tiên giúp du học sinh vươn đến giấc mơ định cư Mỹ. Trong thời gian gần đây, khối ngành STEM bao gồm Science (Khoa học) – Technology (Công nghệ) – Engineering (Kỹ thuật) – Mathematics (Toán học) nhận được rất nhiều ưu đãi của chính phủ Mỹ.
Phần lớn các trường đại học trên toàn nước Mỹ hiện nay đều đào tạo khối ngành này nên du học sinh có nhiều cơ hội hơn trong việc chọn trường. Trong số đó có thể kể đến Kansas University và Auburn University. Với chính sách mới, du học sinh theo học ngành STEM sẽ có cơ hội ở lại Mỹ lên đến 36 tháng để tìm việc làm khi có chứng nhận OPT – Chương trình thực tập không bắt buộc. Trong khi các ngành học khác chỉ cho phép ở lại Mỹ theo diện OPT từ 4-12 tháng.
Điều đó chứng tỏ cơ hội việc làm ở khối ngành này là tương đối sáng sủa và nước Mỹ thật sự có nhu cầu tuyển dụng và mang đến cơ hội định cư cho du học sinh theo học STEM. Xin được việc là thành công đầu tiên giúp sinh viên tiến gần hơn đến cơ hội định cư.
Học bổng phong phú từ nhiều trường đại học danh tiếng là giải pháp giúp du học sinh giải quyết bài toán chi phí. Những đại học danh tiếng như University of Pacific (UP), Adelphi University (AU) sẵn sàng cung cấp các suất học bổng lên tới $100,000 (trị giá tối đa 55% học phí trong 4 năm học). Với mức ưu đãi này, sinh viên chỉ phải bỏ ra $20,000 năm để có thể sinh sống và học tập tại những ngôi trường danh giá nhất nước Mỹ. Không chỉ có vậy, đây cũng là 2 trong số các trường đại học hàng đầu nước Mỹ không yêu cầu chứng chỉ SAT. Nằm tại 2 thành phố tươi đẹp là Los Angeles và New York City, UP & AU là sự lựa chọn khôn ngoan để các du học sinh Việt Nam thực hiện giấc mơ Mỹ của mình.
Đi tìm lời giải cho câu hỏi định cư nước nào dễ nhất nếu đầu tư
Xu hướng chung mà nhiều người Việt hướng đến chính là định cư nước ngoài mà cụ thể là những quốc gia có nền kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống tốt như Mỹ, Canada hay các quốc gia ở châu Âu. Giữa hàng loạt quốc gia với vô số chính sách định cư thì định cư nước nào dễ nhất nếu đi theo con đường đầu tư?