Làn sóng biểu tình có thể cản bước ông Trump tái đắc cử

Làn sóng biểu tình sắc tộc đang lan rộng ở Mỹ được cho là sẽ tác động lớn đến cuộc bầu cử vào tháng 11 tới và có thể là yếu tố quyết định chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump.

10:00 04/06/2020

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đối mặt với sức ép lớn khi các cuộc biểu tình sắc tộc lan rộng sau cái çհết của công dân da màu George Floyd – người bị cảnh sát ghì cổ đến çհết hôm 25/5.

Bão biểu tình có thể cản bước  tái đắc cử - 1
Các cuộc biểu tình bạo lực sắc tộc lan đến . (Ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, hãng tin Straits Times nhận định, làn sóng giận dữ này chưa chắc đã khiến ông Trump sẽ mất nhiều lá phiếu trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Cục diện bầu cử có thể còn phụ thuộc nhiều vào những bước đi tiếp theo của ứng viên Dân chủ Joe Biden.

Trong một bài viết được chia sẻ rộng rãi hôm 1/6, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama bình luận: “Nếu chúng ta muốn mang lại thay đổi thực sự, thì lựa chọn không phải là giữa biểu tình và chính trị. Chúng ta cần phải làm cả hai”.

Cộng đồng da màu và cục diện bầu cử tổng thống Mỹ

Bão biểu tình có thể cản bước  tái đắc cử - 2
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và ứng viên tổng thống Dân chủ Joe Biden (Ảnh: EPA)

Công dân da màu George Floyd, 46 tuổi, tại Minneapolis bị cảnh sát ghì cổ trong gần 9 phút hôm 25/5 bất chấp việc đã cầu xin vì không thể thở được. Cái çհết của Floyd đã thổi bùng làn sóng biểu tình giận dữ khắp nước Mỹ nhằm phản đối cách đối xử với cộng đồng người da màu.

Người biểu tình kêu gọi cải tổ hệ thống tư pháp để giải quyết tình trạng phân biệt sắc tộc. Trong số những người biểu tình này, nhiều người không hài lòng với nạn phân biệt chủng tộc, song cũng không ủng hộ ông Biden và họ có thể lựa chọn ở nhà, không đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới, ông Obama thừa nhận trong bài viết của mình.

“Tôi nghe thấy một số ý kiến rằng tình trạng phân biệt chủng tộc hiện nay trong hệ thống tư pháp của chúng ta cho thấy chỉ các cuộc biểu tình và những hành động trực tiếp mới có thể mang lại thay đổi”.

Lá phiếu của các cộng đồng thiểu số có thể làm thay đổi cục diện bầu cử và ông Biden cần sự ủng hộ của các cử tri da màu để có thể giành lá phiếu trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng sắp tới. Mặc dù ông Biden thắng giòn giã trong các cuộc bỏ phiếu sơ bộ nhờ những lá phiếu từ cộng đồng da màu, song ông vẫn có thể thất bại trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới nếu số cử tri da màu đi bỏ phiếu tiếp tục giảm – điều từng xảy ra trong cuộc bầu cử năm 2016.

Theodore Johnson, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Tư pháp Brennan, nhận định: “Các cử tri da màu của đảng Dân chủ lựa chọn ứng viên mà họ nghĩ có thể đánh bại được đương kim Tổng thống Trump. Nhưng ông Biden cần hành động nhiều hơn nữa để số cử tri da màu đi bỏ phiếu tăng”. Chuyên gia Johnson chỉ ra rằng, người Mỹ thường có xu hướng phản ứng với các cuộc biểu tình của cộng đồng da màu bằng việc một bộ phận cử tri da trắng sẽ chuyển hướng sang ủng hộ đảng Cộng hòa.

Một nghiên cứu của nhà khoa học Omar Wasow thuộc Đại học Princeton, cho thấy các cuộc biểu tình bạo lực năm 1968 sau vụ ám sát lãnh đạo dân quyền Martin Luther King Jr dường như đã khiến từ 1,5% đến 7,9% cử tri da trắng chuyển sang ủng hộ đảng Cộng hòa. “Sự giận dữ của làn sóng biểu tình không có nghĩa là số cử tri da màu không bỏ phiếu cho ông Trump sẽ tăng”, ông Johnson nhận định.

“Ẩn số” bầu cử

Biểu tình lan rộng cùng với việc bị chỉ trích chậm trễ ứng phó Covid-19 có thể là một đòn giáng vào chính quyền của Tổng thống Trump, tuy nhiên tác động của các cuộc khủng hoảng này đến cuộc bầu cử tháng 11 tới vẫn là một ẩn số.

Những thiệt hại mà các cuộc biểu tình bạo động gây ra ít nhiều sẽ làm gián đoạn kế hoạch của nước Mỹ nhằm khôi phục kinh tế vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Nhiều cử tri có thể bất bình và đòi công lý cho cái çհết của Floyd, nhưng nếu làn sóng biểu tình trở thành bạo động, ảnh hưởng đến lợi ích của họ, họ sẽ mất kiên nhẫn và điều này sẽ có lợi cho ông Trump – người chủ trương cứng rắn với các cuộc biểu tình bạo lực.

Bão biểu tình có thể cản bước  tái đắc cử - 3
Ứng viên tổng thống Mỹ Joe Biden thăm địa điểm xảy ra biểu tình hôm 1/6. (Ảnh: AFP)

Trong khi ông Trump liên tục kêu gọi các biện pháp cứng rắn với người biểu tình như triển khai quân đội, thì phản ứng của ông Biden lại trái ngược. Sau khi chỉ trích ông Trump, ông Biden đã tới một địa điểm biểu tình ở Delaware hôm 1/6, nói chuyện với những người biểu tình ở đây. Ông cam kết trên mạng xã hội rằng sẽ dẫn đầu cuộc đối thoại và lắng nghe nguyện vọng của người dân nếu đắc cử.

Chỉ còn chưa 5 tháng nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ, ngày 3/11/2020. Tổng thống Trump đang muốn tái đắc cử thêm 1 nhiệm kỳ 4 năm tại Nhà Trắng, trong khi đối thủ Biden hi vọng giành chiến thắng sau 2 lần tranh cử thất bại trước đây.

Theo Straits Times, Global Times

Tags:
Một nhà hàng của người Việt ở Mỹ bị thiêu rụi và nỗi lòng của người trong cuộc

Một nhà hàng của người Việt ở Mỹ bị thiêu rụi và nỗi lòng của người trong cuộc

Dành hết tâm trí cho nhà hàng Việt đã gắn bó lâu đời trên đất Mỹ, vợ chồng ông chủ Thanh Sơn không khỏi xót xa khi chứng kiến cảnh tượng đổ nát trước mắt.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất