Lập trường cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc có lợi cho Mỹ và cả thế giới
Quan điểm cứng rắn của Tổng thống Trump đối với thương mại Trung Quốc, sẽ mang lại lợi ích cho cả thế giới và nước Mỹ, theo ông Jim Talent, thành viên Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung (USCC).
10:00 28/01/2019
Theo ông Talent, sự dư thừa các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó rất nhiều sử dụng công nghệ Mỹ, trong nhiều thập kỷ qua, đã khiến các nhà máy Mỹ bị đóng cửa và rất nhiều người lao động Mỹ bị mất việc làm.
Viện Chính sách Kinh tế ước tính trên thực tế người dân Mỹ đã mất đi 3,4 triệu việc làm trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2015, do thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc.
Ông Talent cho rằng sự trỗi dậy ‘hung hăng’ của Trung Quốc chắc chắn là vấn đề quan ngại của mọi quốc gia, đang tìm cách bảo vệ chủ quyền, và đảm bảo sự tồn tại của nền kinh tế, theo Fox News.
Dưới thời Tổng thống Trump, nước Mỹ cuối cùng đã nhận ra thách thức toàn diện từ Trung Quốc và đang hành động trên một số phương diện cùng một lúc. Việc này có lẽ sẽ khó khăn, bởi vì Trung Quốc có một sự khởi đầu thuận lợi như vậy, nhưng “ít nhất chúng ta hiện đang chiến đấu [chống lại nó], ông Talent nhận xét.
Tổng thống Trump cho rằng với tham vọng bá chủ khu vực, Bắc Kinh đang củng cố sức mạnh và của cải thông qua các thủ đoạn bất hợp pháp: xâm lấn kinh tế, đe dọa sử dụng vũ lực, tham nhũng và làm biến chất chính phủ các nước khác.
Ông Talent cho rằng Trung Quốc đã ‘thủ đoạn’ sử dụng nền kinh tế xuất khẩu để nhanh chóng nâng cao vị thế của mình. Nhiều thập kỷ qua, Bắc Kinh đã sử dụng chính sách kinh tế bảo hộ và chiến thuật tấn công thương mại để làm tăng tính cạnh tranh hàng hóa sản xuất của Trung Quốc, trên thị trường quốc tế, trong đó Trung Quốc phát triển kinh tế dựa trên tổn thất của các đối tác thương mại.
Chẳng hạn như bằng chiến lược áp đặt thuế quan và hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa nước ngoài, Trung Quốc đã có thể bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trước những bất ổn kinh tế trong môi trường cạnh tranh trực tiếp.
Tương tự, Bắc Kinh ép buộc các công ty nước ngoài liên doanh với các công ty Trung Quốc, và yêu cầu chuyển giao công nghệ như một điều kiện được phép kinh doanh tại Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng các cam kết và nghĩa vụ của một quốc gia theo luật pháp quốc tế.
Sự tăng trưởng kinh tế đã cho phép Bắc Kinh gia tăng chi tiêu quân sự với 2 con số hoặc 1 con số cao trong hơn 20 năm liên tiếp. Kết quả là điều đó hỗ trợ cho chính sách đối ngoại hung hăng của Trung Quốc, như hành động xây dựng và quân sự hóa các đảo trên Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế.
Trong nhiều thập kỷ, các tổng thống Mỹ đã nỗ lực chân thành, nếu không nói là ‘khờ dại’, giúp Trung Quốc gia nhập cộng đồng thương mại quốc tế, trên cơ sở bình đẳng với các quốc gia khác.
Chính sách của Tổng thống Mỹ Bill Clinton là một trong những chính sách “thân thiện” đối với Trung Quốc, theo Jim Talent.
Tổng thống George W. Bush đã cho phép Trung Quốc tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với hy vọng rằng với việc tham gia này, WTO có thể thúc dục chính quyền Trung Quốc tự do hóa nền kinh tế và chính sách đối nội của mình. Thật không may, WTO đã không thay đổi được Trung Quốc. Thay vào đó, Trung Quốc đã phá hoại WTO.
Cựu Tổng thống Obama đã cố gắng chống lại sự gây hấn của Trung Quốc trong khu vực, với chính sách “Xoay trục sang châu Á”. Nhưng chính sách này được xem là một sự thất bại. Obama đã đáp trả các thủ đoạn kinh tế bất hợp pháp của Trung Quốc, một cách thất thường và không có hiệu quả.
Trái lại, Tổng thống Donald Trump đã khởi xướng một chiến dịch mạnh mẽ để cạnh tranh với Trung Quốc trên một số lĩnh vực, và nó đã có tác dụng.
Theo một nghiên cứu gần đây của mạng lưới các nhà nghiên cứu của Liên minh châu Âu, Trung Quốc đang chịu gánh nặng chi phí, từ thuế quan 25% của Tổng thống Trump, đối với hàng hóa trị xuất khẩu Trung Quốc trị giá 250 tỷ USD.
Theo ông Talent, Trung Quốc cuối cùng bị buộc phải đối mặt với vị tổng thống Mỹ, người sẵn sàng sử dụng tất cả các công cụ ảnh hưởng quốc gia, để buộc Bắc Kinh phải trả giá cho sự ‘hung hăng’ của mình.
Đây là một trong những thành tựu lớn nhất của Tổng thống Trump. Chỉ trong 2 năm, ông Trump đã đưa nước Mỹ vào một cuộc cạnh tranh quốc gia với đối thủ mạnh nhất về kinh tế của Mỹ. Thậm chí, ông Trump còn âm thầm có được sự ủng hộ của lưỡng đảng cho nỗ lực trên.
Điều quan trọng là người Mỹ không nên phản ứng thái quá với những thách thức khi đối phó với Trung Quốc. “Thật đáng tiếc khi ‘Phố Wall’ có cái nhìn phóng đại về tác động tiềm năng của chính sách thuế quan mới đối với nền kinh tế Hoa Kỳ”, ông Talent nhận xét.
Ông Talent lưu ý Mỹ chỉ xuất khẩu 130 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc hàng năm, chiếm khoảng 0,5% của nền kinh tế trị giá 21 nghìn tỷ đô la của Mỹ, nếu làm tròn con số. Ngay cả khi thêm vào 506 tỷ đô la hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, tổng thương mại hai chiều hiện tại của Mỹ với Trung Quốc chỉ bằng khoảng 2,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Điều này giúp giải thích lý do tại sao nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng rất lành mạnh trong khi nền kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu suy giảm. Theo ông Talent, các nhà đầu tư và các nhà phân tích trên Phố Wall cần phải tỉnh táo và đánh giá đúng vấn đề. Rõ ràng, mối đe dọa lớn đối với thương mại tự do đến từ Bắc Kinh, chứ không phải Washington. Trung Quốc đang tích cực nỗ lực phá hoại nền kinh tế thế giới.
Tổng thống Trump cần sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, bao gồm các lĩnh vực đầu tư, trong những nỗ lực của mình để ngăn chặn Trung Quốc. Sự cạnh tranh này có thể kéo dài trong một thời gian dài, nhưng người dân Mỹ nên tự tin về sự thành công. Trong lĩnh vực kinh tế, Mỹ luôn mạnh hơn Trung Quốc.
“Chúng ta may mắn khi Tổng thống Trump đã khích động những nỗ lực của Mỹ để bảo vệ nền kinh tế của chúng ta và lợi ích của toàn thế giới trong một hệ thống thương mại tự do và công bằng”, ông Talent kết luận.
Hải My
Mỹ phát triển pháo tầm siêu xa đối phó chiến hạm Trung Quốc ở Biển Đông
Lục quân Mỹ muốn sản xuất pháo có tầm bắn hơn 1.600 km để có thể tiêu diệt chiến hạm Trung Quốc trên Biển Đông nếu xung đột xảy ra.