Liệu Trung Quốc có đang châm ngòi cho chiến tranh tiền tệ toàn cầu?

20:00 08/01/2016

7

Ảnh minh họa.

Từ đầu năm 2015 tới nay, đồng NDT đã giảm giá trị đến 6% so với USD. Mới đây nhất vào hôm 7/1, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) lại tiếp tục cho đồng NDT hạ giá thêm lần nữa, làm dấy lên nhiều lo ngại về nguy cơ chiến tranh tiền tệ ở châu Á và có thể lan ra toàn cầu.

Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu phá giá hồi tháng 8 năm ngoái, nhiều nước xung quanh cũng đã có chính sách điều chỉnh lại đồng tiền của nước mình: Thái Lan hạ giá đồng baht 10%, Indonesia hạ đồng rupiah 9% và Đài Loan hạ giá Đài tệ 6%. Riêng cũng đã điều chỉnh cho tiền đồng giảm 4%.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng các động thái của Trung Quốc khó có thể gây ra chiến tranh tiền tệ, vì dù sao thì chính phủ Trung Quốc cũng đang cho phép thị trường có quyền tự xác định tỷ giá nhiều hơn.

Tuy vậy, rõ ràng là khi phá giá NDT thì Trung Quốc sẽ có lợi thế nhiều hơn trong thương mại toàn cầu, do giá hàng hóa xuất khẩu của nước này sẽ trở nên rẻ hơn. Do đó, để cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc, nhiều nước Châu Á cũng buộc phải phá giá đồng tiền để duy trì sức cạnh tranh.

“Các thị trường mới nổi sẽ phản ứng tiêu cực vì họ buộc phải duy trì sức cạnh tranh”, Ihab Salib hiện là người đứng đầu bộ phận công cụ nợ quốc tế có thu nhập cố định tại Federated Investors nhận định.

Những nền kinh tế mới nổi thường dựa vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa như dầu mỏ, khoáng sản và nông sản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tình trạng giá cả hàng hóa sụt giảm mạnh trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng của những nước này.

Một nguyên nhân khác là việc đồng USD mạnh lên cùng với chính sách tăng lãi suất của Fed càng khiến cho việc vay mượn nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn. Chính vì thế, các nền kinh tế mới nổi khó có lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải phá giá đồng tiền.

Và nhiều chuyên gia thì cho rằng chính điều này cũng có thể tạo ra áp lực cho Trung Quốc càng muốn hạ giá đồng NDT hơn nữa.

Có thể thấy là ngay trong nội bộ TQ cũng đang có mâu thuẫn về việc nên điều chỉnh tỷ giá NDT sao cho hợp lý. Đi kèm với việc nới lỏng kiểm soát tỷ giá, PBOC đã phải bơm ra đến 500 tỷ USD trong năm 2015 để giữ cho đồng NDT không rớt giá quá nhiều.

“Các quan chức Trung Quốc không còn cố gắng hạ giá NDT nữa, mà thay vào đó họ đang nỗ lực để duy trì sự ổn định của đồng tiền này”, Win Thin hiện đang là người phục tránh mảng tiền tệ của các thị trường mới nổi tại Brown Brothers Harriman nhận định.

Tuy tỷ giá NDT đã rớt mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, nhưng so với những đồng tiền của các quốc gia mới nổi khác thì hóa ra NDT vẫn còn giữ giá rất tốt. Đồng tiền của các nước Brazil, Nga, Thỗ Nhĩ Kỳ và Nam Phi đều đã sụt giảm ở mức 2 con số trong năm quá. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận là tác động từ việc hạ giá NDT lên thị trường quốc tế là lớn hơn nhiều so với các nước kể trên.

Bất luận việc hạ giá NDT là đến từ chính sách của PBOC hay là bởi thị trường tự do, thì chắc chắn phản ứng của nhiều nước khác trên thế giới vẫn là phải hạ giá đồng tiền của họ theo. Câu hỏi chính được đặt ra hiện nay là đồng NDT sẽ bị phá giá tới mức nào nữa và khi nào thì cuộc chạy đua đầy nguy hiểm này sẽ chấm dứt?

Phong Linh/Theo Nhịp cầu đầu tư

Tags:
Những cám dỗ bạn nên né xa khi đi du học

Những cám dỗ bạn nên né xa khi đi du học

Chưa bao giờ các lời mời chào viết luận, làm bài tập hộ lại trắng trợn và tràn lan trên những diễn đàn, nhóm hội du học sinh trên Facebook như bây giờ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất