Little Saigon: Học sinh gốc Việt ở Mỹ ‘buộc’ phải học giỏi để chiều lòng cha mẹ

học sinh gốc Việt ở Mỹ ‘buộc’ phải học giỏi để chiều lòng cha mẹ. Có lẽ điều đó giống nhau trong cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới?

09:51 27/07/2023

Hằng năm, cứ đến mùa ra trường là cư dân vùng Little Saigon lại có dịp hãnh diện về thành quả học vấn của con em mình, hay vui lây cho con em đồng hương. Để có được tiếng thơm cho gia đình, nhiều em phải thức khuya, dậy sớm, học “bán sống bán chết” để cha mẹ vui lòng.

Phần đông, các bậc phụ huynh đều nghĩ rằng họ không ép buộc con mình phải trở thành học sinh xuất sắc. Họ tin rằng học giỏi là do con mình tự cố gắng mà thôi.

Nhưng qua những gì các em trình bày, các em biết cha mẹ muốn gì ở mình, và bằng mọi giá, các em tự làm cha mẹ vui lòng.

Bà Katie Nguyễn, cư dân Tustin, nói: “Tôi rất vui khi được các con nói chuyện thoải mái trong gia đình. Nhờ vậy, tôi biết trong quá khứ, tôi có ‘ác’ với các con, mong muốn hơi quá đáng đối với sức học của tụi nó.”

Bà được các con cho hay rằng đối với cha mẹ “Á Đông điển hình,” điểm A chỉ là “average” (trung bình”, B là “bad” (xấu), C là “catastrophy” (nguy biến) và D là “disown” (từ con).

Dù chỉ là một lời nói đùa giữa con bà với các bạn, bà Katie thấy được áp lực con mình đã trải qua.

Bà tiếp: “Phần nhiều, tôi vô tình tạo áp lực cho con mình mà không biết. Bây giờ, tôi phải cẩn thận hơn.”

“Tụi nó tinh lắm, ánh mắt mình vui khi nó được điểm A, nó thấy, ánh mắt mình thất vọng khi nó không được A, nó biết. Và vì muốn làm mình vui, nó phải cố gắng, có khi là quá sức, rất có hại về lâu, về dài. Khi mình khen ông này, bà nọ tốt phúc, có con làm bác sĩ, tụi nó biết mình muốn gì,” bà phân tích.

Định Nghĩa Phương Pháp Học Tập là gì? Tầm quan trọng của việc học

Audrey Lê: “Em không thích học giỏi , nhưng nếu học giỏi thì mẹ em hãnh diện. Vì vậy, em cố học giỏi.” 

Cũng như bà Katie, có nhiều cha mẹ không hề lên tiếng ép con, nhưng các em vẫn đem điểm cao về trình cha mẹ.

Bà Cẩm Nguyễn, cư dân Garden Grove, có con trai học trường Garden Grove, nói: “Con tôi đang học lớp 10 và cháu sẽ thành bác sĩ y khoa. Nói thật, chúng tôi rất mừng vì cả bố cháu với tôi, đâu ai dám ép buộc cháu đâu. Từ lớp sáu đến giờ, cháu toàn điểm A.”

Liếc đồng hồ xem sắp đến giờ tan trường chưa, bà tiếp: “Chúng tôi rất sợ. Năm ngoái, có tới hai vụ học sinh người Việt mình tự tử. Mà ép con làm gì. Học giỏi thì cũng chỉ ấm vào thân nó thôi, chứ bên này cha mẹ đâu có mong con chăm sóc khi tuổi già. Đỗ đạt, thành tài thì vợ con nó hưởng chứ làm gì đến phần mình.”

Bà là chủ tiệm “nail” ở Long Beach nên có thời gian đón con. “Hai năm trước, chúng tôi phải để nó đi xe buýt,” bà cho biết. “Bây giờ rảnh rỗi, tôi đón cháu hằng ngày.”

Chưa bao giờ la mắng để buộc con phải có điểm cao, nhưng con bà, Harry Nguyễn, luôn được điểm A.

“Em biết ba mẹ chỉ muốn em lấy ‘straight As.’ Em gái em chỉ thích chơi thể thao như bơi lội và quần vợt nên chỉ được điểm B+, và em thấy ba mẹ thở dài khi nhìn phiếu điểm của nó. Học mệt lắm, nhưng vì cha mẹ vui, em ráng,” Harry nói với phóng viên nhật báo Người Việt.

Ông Nguyễn Hữu Kỳ, ngụ tại Westminster, có con trai học trường Bolsa Grande, khoe: “Chúng tôi không bao giờ bắt con phải có điểm cao. Nhưng được cái, con trai tôi, từ nhỏ tới lớn, chỉ được điểm A. Ở nhà, chúng tôi chỉ muốn nó học giỏi chứ không dám ép nó theo ngành gì. Lớn rồi, nó tự chọn thì hay hơn.”

Ông cho biết con ông muốn cuối tuần ra làm ở chợ trời kiếm tiền tiêu vặt, nhưng ông không muốn. “Cần tiền, tôi với má nó lo được. Quen xài tiền rồi chỉ muốn đi làm luôn. Thì giờ đó, ở nhà học bài hay hơn,” ông dứt khoát. “Thành bác sĩ hay luật sư gì cũng được, tôi không đòi hỏi.”

Kenny Nguyễn, con trai ông, cười và nói nhỏ bằng tiếng Anh với phóng viên nhật báo Người Việt: “Tất cả cha mẹ người Á Đông đều muốn con mình ở nhà phải nghe lời, đến trường thì phải lấy toàn điểm A. Cái ‘mindset’ của họ là vậy. Là con, em biết làm gì hơn?”

Kenny cho biết cha mẹ em không đòi hỏi là em phải có điểm cao, nhưng em biết nếu không lấy toàn A, cha mẹ sẽ âm thầm buồn. “Ba mẹ em hy sinh cả đời để em có cuộc sống khá hơn họ. Đây là một sự bắt buộc mạnh nhất đối với em,” Kenny nói thêm.

Audrey Lê, học sinh lớp bảy tại trường Sarah Mcgarvin, Westminster, nói: “Em không thích học giỏi lắm, nhưng nếu học giỏi thì mẹ em hãnh diện. Vì vậy, em cố học giỏi.”

Còn Becky Nguyễn, học sinh trường Harry C. Fulton, Fountain Valley, cho hay: “Cha mẹ em chỉ vui vì chúng em, nên làm gì cho cha mẹ vui, em sẵn sàng làm. Em chưa bao giờ bị điểm B cả. Về nhà, em học ngay. Tới 1 giờ sáng em mới ngủ.”Trong khi đó, Alex Trần, học sinh trường La Quinta, chia sẻ: “Sự cố gắng trong việc học giống như lên dây đàn guitar. Lên căng quá, dây sẽ đứt. Một cuộc đời bị ‘đứt’ ở tuổi trung học thì thật đáng buồn.

”Khi hỏi em có nguy cơ bị “đứt” không, Alex cười to rồi nói: “Em là học sinh ‘loại B’ vì em không bao giờ lên dây thái quá.”Có rất đông phụ huynh Việt Nam không muốn con mình xếp “loại B” như Alex. Nhưng Alex lại là người có tiếng cười rất hồn nhiên của tuổi thanh xuân. 

Tags:
Từ một gia đình giàu có ảo tưởng đi Mỹ kiếm tiền đô, bán nhà, bán đất, 10 năm trở về Việt Nam với 2 bàn tay trắng.

Từ một gia đình giàu có ảo tưởng đi Mỹ kiếm tiền đô, bán nhà, bán đất, 10 năm trở về Việt Nam với 2 bàn tay trắng.

Từ một gia đình giàu có ảo tưởng đi Mỹ kiếm tiền đô, bán nhà, bán đất, 10 năm trở về Việt Nam với 2 bàn tay trắng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất