Lời gan ruột mẹ dặn, là con gái không được phép sống quá lương thiện
Hãy nghĩ đến hai chữ “lương thiện” khi đã học được cách bảo vệ chính mình. Bởi vì, lương thiện chỉ là thứ đối ngoại, nên là con gái thực sự không cần phải quá lương thiện.
12:00 20/05/2021
Câu chuyện số 1:
Bãi cát nhỏ trước sân nhà văn hóa là khu vui chơi của đám trẻ nơi đây. Bữa trước đi qua đây, tôi bắt gặt một cô bé khoảng 7,8 tuổi đang chơi máy xúc. Khi đó, một bé trai chạy tới rồi nói: “Cho mình chơi với”.
Bé gái dứt khoát nói: “Không được, cái này là của mình, mình cũng phải chơi”.
Bé trai định lao tới cướp lấy liền bị bé gái đẩy ngã xuống bãi cát. Bé gái cầm đồ chơi chạy đi. Sau đó, tôi nghe thấy tiếng đối thoại của hai bà mẹ cách đó không xa:
– Trông con cái nhà chị kìa, chả có chút nữ tính nào. Chả khác gì con trai cả.
Mẹ của cô bé cười rồi nói:
– Tôi muốn nuôi dạy nó như một đứa con trai, như vậy mới an toàn.
Tôi cảm thấy lạ, vì đây là lần đầu tôi nghe thấy một người mẹ nói như vậy. Tôi đi chậm lại, tiếp tục theo dõi câu chuyện đối thoại.
– Chị không nghe thấy thời sự ngày nào cũng đưa tin sao? Tất cả những bé gái bị hãm hại, đâu có bé nào là không ngoan ngoãn và không nghe lời đâu?
Nghe đến đây, tôi chợt cảm thấy rất khâm phục trí tuệ của bà mẹ này. Quả đúng như vậy, nhiều năm gần đây, rất nhiều trường hợp bé gái, cô gái trẻ bị hãm hại. Nhiều người phụ nữ phải chịu cảnh bạo hành. Một điều đáng tiếc là, sau khi bị hại, dư luận lại có những suy nghĩ khá trái chiều: Có người nghi ngờ, thậm chí là còn nhạo báng rằng là do những cô gái đó tham giàu, hám của, đáng bị trừng phạt.
Nhưng sau khi điều tra, làm sáng tỏ sự việc. Mọi người mới vỡ lẽ ra rằng, hầu hết những bé gái, cô gái trẻ yếu thế ấy đều là những người ngoan ngoãn, hiền dịu và biết điều. “Những cô gái ngoan” theo nghĩa truyền thống, kết cục lại hết sức thảm hại.
Câu chuyện số 02:
Trong trí tưởng tượng của chúng ta, con gái phải được giáo dục thành những người ngoan ngoãn, hiểu chuyện, ai gặp cũng quý. Sau đó sẽ chuẩn bị một món hồi môn để sau khi kết hôn, con gái có của trong người. Chu đáo với chồng, hiếu kính cha mẹ chồng. Tự nhiên sẽ được quý trọng, cuộc sống sẽ viên mãn hạnh phúc.
Những người con gái như vậy chẳng khác gì một chú cừu non trong sáng, được nhiều người yêu thích. Nhưng đừng quên rằng, những người con gái như vậy, những gã sở khanh cũng rất hay để mắt.
Tôi có bà chị họ “chuẩn gái ngoan”, thuộc kiểu chỉ cần nói to thôi cũng đỏ mặt. Chị họ rất nghe lời cha mẹ. Trong suốt những năm cấp ba cho tới khi học xong đại học không yêu đương bất cứ ai. Sau đó được người khác mai mối giới thiệu mới nhận lời yêu một gã thanh niên hơn 3 tuổi.
Hay người yêu nhau chưa được bao lâu, bà chị họ của tôi lãnh ngay một cái tát từ gã thanh niên đó chỉ vì mâu thuẫn nhỏ.
Nếu đổi là người con gái khác chắc chắn sẽ chia tay ngay lập tức mà không do dự gì. Nhưng chị họ tôi lại khác. Chị đau xót nói với gã thanh niên: “Chưa cưới nhau đã như vậy. Nếu mai này lấy nhau rồi, chẳng phải sẽ là bạo lực gia đình sao?”
Không ngờ, ngã thanh niên vội vàng quỳ rạp xuống: “Xin lỗi, anh không cố ý. Là do lúc nhỏ bố anh hay đánh mẹ anh. Khiến anh bị ám ảnh”.
Chị họ là một người lương thiện. Nghe thấy vậy liền mềm lòng. Gã thanh niên thấy vậy, tiếp tục thể hiện khả năng diễn xuất của mình. Gã kể lể về những bị kịch tuổi thơ của mình, khiến chị họ cảm động khóc thút thít.
Lúc đó, còn nói gì đến tha thứ hay không tha thứ nữa. Trong lòng chị họ chỉ có một suy nghĩ rằng làm thế nào để giúp gã thanh niên “đáng thương” này bước ra khỏi “nỗi ám ảnh tuổi thơ”.
Vậy là chị họ mang theo sứ mạng “chữa bệnh cứu người” nhiều lần chịu đựng gã thanh niên bạo hành. Đến nỗi, khi mọi người trông thấy những vết thương ngoài da, chị họ vẫn cố tìm đủ mọi cách để che giấu.
Cứ như vậy, càng lún càng sâu. Cuối cùng chị họ vẫn kết hôn với gã và sinh được một bé trai.
Cho tới bây giờ, gã thanh niên đó vẫn không thể thoát ra khỏi cái gọi là “nỗi ám ảnh tuổi thơ” đó. Ngược lại càng đánh càng nghiện. Đánh người khác có thể bị ngồi tù, còn đánh vợ lại được tha thứ, tại sao lại không chứ?
Các bạn thấy đó, đối với những gã đàn ông tồi tệ, sở khanh mà nói, lương thiện vốn chẳng có tác dụng gì cả.
Câu chuyện số 03:
Tuyệt đối đừng nuôi dưỡng con gái của mình thành một chú cừu non ngơ ngác. Bởi nuôi dưỡng con gái như những chú “cừu” sẽ bị “sói” dòm ngó.
Vậy mà trong hiện thực cuộc sống hàng ngày vẫn có rất nhiều những cô gái cừu non như vậy.
Tôi có cô em họ cùng tuổi. Từ nhỏ được gia đình giáo dục nề nếp gia giáo theo đúng form chuẩn gái ngoan quốc dân. Hôm đám cưới, bố cô em họ đứng trên bục phát biểu tự hào nói: “Hôm nay, tôi xin giao lại con gái ngoan của tôi cho gia đình bà. Con gái tôi ngoan ngoãn lễ phép, hiếu thảo và lương thiện. Trong tương lai nhất định sẽ chăm sóc tốt chồng con, hiếu thuận với cha mẹ. Là người vợ hiền nết na, là cô con dâu thảo hiền”.
Lúc đó, tôi đã cảm giác có gì đó không ổn. Kết quả, cuộc sống sau hôn nhân của em họ không hề hạnh phúc.
Em họ làm đủ mọi công việc trong nhà, không hề nề hà bất cứ khó khăn vất vả nào. Thậm chí còn đồng ý sống chung với mẹ con người em cô. Nhưng mẹ chồng lại không hài lòng chút nào. Thường tìm đủ mọi lý do để mắng chửi em họ.
Em họ cảm thấy rất ấm ức. Thấy vậy gã chồng khuyên nhủ rằng: “Anh biết mẹ tính khí không tốt. Nhưng bố mất sớm, một mình mẹ lo liệu cả nhà. Nếu mẹ không khó tính thì làm sao chống đỡ nổi cái nhà này được?”
Chưa đủ hiệu quả, ông chồng còn khóc ròng cầu xin: “Anh không thể rời xa em được. Không có em, cái nhà này coi như xong”.
Cô em họ hiền lành lương thiện mủi lòng tiếp tục chịu đựng. Chưa đến 2 năm tinh thần suy sụp mắc bệnh trầm cảm.
Sau khi biết em họ mắc bệnh, gia đình bên chồng phát hiện cô đã điều trị thuốc trong thời gian dài, không chịu sinh con nên chủ động yêu cầu ly hôn. Cuối cùng vứt bỏ em họ như trút bỏ một gánh rau vậy.
Lúc đó em họ mới chợt bừng tỉnh: Làm gì có cái gì gọi là tình cảm có thể tha thứ được? Làm gì có cái gì gọi là không có mình không được?
Một người đến bản thân mình cũng không lo nghĩ, làm gì có đủ tư cách hy vọng hoặc yêu cầu mong người khác lo nghĩ hay suy nghĩ cho mình!
Câu chuyện số 04:
Hoa hồng đẹp nhưng vẫn phải có gai. Những cô gái quá đỗi lương thiện sớm đã tự mình nhổ bỏ hết lớp gai bên ngoài. Mặc cho người khác ngắt hái chà đạp.
Do vậy, đừng bao tin vào những lời đại loại như: “con gái phải đơn thuần, dịu dàng, ngoan ngoãn và lương thiện”.
Cần phải hiểu rõ ràng, cả phụ nữ và đàn ông trong tương lai đều phải đối mặt chung một thế giới. Do vậy, phụ nữ cũng phải chính trực, có trí tuệ, có thủ đoạn, có dũng khí tấn công như đàn ông thì mới có thể đứng vững trong thế giới này được.
Bởi vậy, nuôi dạy con gái phải cho chúng biết thế giới này nguy hiểm tới nhường nào. Tôi thà đứng trước đám cưới của con gái mình nói với mọi người rằng “con gái tôi đanh đá, ghê gớm không ai bắt nạt được”. Còn hơn đợi đến khi con gái bị ức hiếp rồi mới hối hận tại sao không nói cho nó biết nên bảo vệ lòng tự trọng và lợi ích vốn có của mình như thế nào, trở thành một một người con gái quá lương thiện đến mức ngốc nghếch sẽ khổ thế nào!
Tất cả những cô gái lương thiện mù quáng đến độ ngốc nghếch ấy đều là món mồi ngon chuẩn bị sẵn cho những gã đàn ông tồi tệ.
So với đàn ông, phụ nữ không cần phải quá lương thiện. Ngược lại cần phải có nhiều cơ hội hơn, nguồn vốn và sự chủ động hơn.
Phụ nữ cần phải có khả năng tạo ra nhiều quyền lựa chọn hơn chứ không phải chỉ đứng trên góc độ lương thiện, chờ đợi sự lựa chọn của số mệnh.
Lương thiện là thứ để đối ngoại. Chỉ khi học được cách bảo vệ chính mình mới có tư cách nói lương thiện. Bởi vậy, là con gái thực sự không cần phải quá lương thiện. Học cách yêu thương chính bản thân mình, quan trọng hơn rất nhiều so với sự lương thiện.
Người phụ nữ và cuộc hôn nhân với Việt kiều Canada hơn 12 tuổi: Quen 10 ngày đã bay về Việt Nam gặp mặt và “điều khó nói” gây chấn động được tiết lộ ngay những buổi đầu
Ai cũng cho rằng Loan Nguyễn vội vã kết hôn vì Việt kiều này là đại gia, giàu có nhưng sự thật có giống như vậy?Trải qua một cuộc hôn nhân thất bại, ai cũng có những điều cần phải dè chừng. Người phụ nữ đã từng không hạnh phúc trong hôn nhân như “chim sợ cành cong”, lúc nào cũng canh cánh nỗi lo sẽ “dẫm vào vết xe đổ”.