Luật di trú Mỹ 2019 những thay đổi mới của tổng thống Mỹ Donald Trump
Các bạn thân mến, gần đây thì những ai quan tâm đến việc định cư tại Mỹ đang chia sẻ những thông tin về chính sách nhập cư và luật di trú Mỹ mới của tổng thống Mỹ Donald Trump và những chính sách mới này có những ảnh hưởng ra sao tới các diện định cư mà người Việt chúng ta đang rất là quan tâm. Thì mình cũng tìm hiểu qua và được biết một vài vấn đề, hôm nay (Nguyễn Văn Chính) mình xin chia sẻ cho các bạn được biết.
11:30 12/12/2019
Luật di trú Mỹ 2019 có gì mới?
Thứ nhất đó là có một bản dự thảo của bộ tư pháp Mỹ về việc trục xuất những thường trú nhân là gánh nặng của xã hội Mỹ đó các bạn. Bản dự thảo này đang được soạn thảo với nội dung là mở rộng thành phần những người có thể bị trục xuất với lý do là họ nhờ vào trợ cấp của xã hội. Vậy thì những ai được xem là gánh nặng của xã hội?
Những người bị xét là gánh nặng xã hội chính là những người lãnh trợ cấp bao gồm: tiền mặt, thẻ mua đồ ăn, nhà cửa, y tế và nếu như lý do mà họ xin trợ cấp đó đã có trước khi họ xin vào nước Mỹ thì những người này sẽ bị xét duyệt hồ sơ và bị xem là gánh nặng xã hội.
Ví dụ như những người này có một căn bệnh nào đó rất là trầm trọng nhưng lại không khai báo trong hồ sơ xin nhập cư, lúc bị xét hồ sơ thì những người này sẽ bị thu hồi tình trạng cư trú ở Mỹ và họ sẽ bị buộc trở về nơi nguyên quán, quê hương của mình. Ngoài ra dự thảo này cũng liên quan đến người bảo lãnh bởi khi người bảo lãnh đứng ra ký trên đơn I-864 (đơn trong bộ hồ sơ bảo trợ tài chính) khi mà họ bảo lãnh hôn phu, hôn thê hay bảo lãnh vợ/ chồng hoặc cha mẹ, anh chị em,... thì họ bắt buộc phải ký trên đơn này mới được xét duyệt hồ sơ, phỏng vấn và cuối cùng là đến Mỹ định cư.
Khi người bảo lãnh ký trên đơn này sẽ phải chịu trách nhiệm tài chính cho người được bảo lãnh, nếu như người mà họ bảo trợ đó họ không bồi hoàn lại những chi phí mà họ đã xin thì người bảo lãnh phải chịu trách nhiệm.
Người bảo lãnh sẽ phải chịu trách nhiệm bảo trợ tài chính cho người họ đứng ra bảo lãnh trong bao lâu?
Ít nhất là 10 năm hay nói đúng hơn là 40 tín chỉ và tín chỉ này được tính trong 1 khoảng thời gian 1 năm đi làm xuyên suốt thì người đó được tính 4 tín chỉ. Vậy 40 tín chỉ tương đương với 10 năm đi làm, vậy thì trước khi bảo lãnh ai đó thì người bảo lãnh nên cân nhắc về vấn đề tài chính của mình cũng như là nên tư vấn và nói trước cho người được bảo lãnh về luật, điều liên quan mà người được bảo lãnh phải có và phải chịu trách nhiệm. Vì người bảo trợ đứng ra bảo lãnh đó họ chỉ có thể giúp cho người được bảo lãnh trong một thời gian nào đó thôi, trong khả năng của họ chứ không thể nào mà họ đứng ra nuôi cả gia đình cho người được bảo lãnh đó suốt đời được.
Đương nhiên bước đầu khi mới sang Mỹ định cư sẽ gặp rất nhiều khó khăn, người đã được bảo lãnh sang Mỹ rồi không nên cậy dựa vào các trợ cấp mà chính phủ trao cho. Bởi vì họ còn có khả năng đi làm và nên đóng góp chút công sức cho đất nước này, tránh xin xỏ quá nhiều lạm dụng trợ cấp của đất nước Mỹ.
Vốn dĩ Mỹ hay ở Việt Nam bạn đều phải đi làm thì mới có thể trang trải cho cuộc sống của mình, không phải ở Mỹ có sẵn tiền không phải sang Mỹ tự nhiên giàu. Nhiều người nghĩ nước Mỹ là thiên đường, tuy nhiên chỉ có một số người dành điều này cho đất nước này thôi chứ không phải ai cung phong nước Mỹ là thiên đường và còn phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của mỗi người. Lời khuyên là đừng quá nên mộng tưởng quá để rồi khi đến Mỹ các bạn sẽ thất vọng rằng “nước Mỹ thì cũng đầu có gì quá đâu, đâu có giàu có gì đâu, tôi sang Mỹ cũng phải đi làm cực khổ,..”. Không nói riêng ai, người dân bản địa ở Mỹ cũng phải đi làm khó khăn mới có được cuộc sống ổn định cho riêng mình.
Phải khẳng định lại 1 điều là nước Mỹ cũng có ưu điểm, nhược điểm, cái tốt xấu và cũng có điều phi thường tầm thường,... Nhưng đối với các bạn trẻ khi định cư Mỹ cơ hội tiến thân rất cao và các bạn có chịu nắm lấy cơ hội đó hay không. Bản thân người bảo lãnh cũng phải suy nghĩ cho kỹ càng trước khi sang Mỹ nhập cư.
Cần chuẩn bị những gì cho việc định cư Mỹ
Vốn tiếng anh là điều rất quan trọng vì nó giúp bạn thuận tiện trong việc giao tiếp, xin việc làm hoặc có thể dễ dàng cho việc đi học lại. Nếu bạn không hiểu được ngôn ngữ của đất nước này thì bạn làm sao có thể đi học, làm sao đi làm,..
Tiếp theo là bạn phải học lái xe hoàn thành đề thi lý thuyết lái xe ở California và hoàn thành phần thi thực hành lái xe để nhận được bằng lái. Vì chỉ có vậy bạn mới có thể tự mình đi làm bởi ai cũng bận rộn đi làm hết không có thời gian phải đưa đón mỗi ngày.
Kết luận ngôn ngữ và chiếc xe là chìa khóa mở đầu cho cuộc sống mới nơi xứ người và ngày nào bạn chưa có 2 thứ này thì bạn sẽ còn sống trong bế tắc.
Quay lại vấn đề về dự luật di trú Mỹ năm 2019 như nêu ở trên đến hiện tại vẫn chưa chính thức được xác nhận nghĩa là bản dự thảo này vẫn chưa được thông qua và chưa trở thành luật, đây chỉ còn là bản dự thảo mà thôi.
Kế hoạch di trú mới của tổng thống Donald Trump, tại vườn hồng của nhà trắng tổng thống Mỹ đã trình bày kế hoạch nhập cư mới và chính sách nhập cư mới của Mỹ 2019 này có lợi cho những người có kỹ năng, có học vấn và có những đóng góp đặc biệt ví dụ như phải biết tiếng anh, có bằng đại học hoặc được những công ty ở Mỹ mời làm việc. Những người nộp đơn sang Mỹ sẽ được xét tính điểm kèm theo những giấy tờ chứng minh cho số điểm được xem xét đó cũng như các lệ phí nộp cho bộ hồ sơ, điều đặc biệt hơn là việc thay đổi chính sách nhập cư mới của Mỹ sẽ dựa vào thang điểm thay vì trước đây chỉ dựa vào mối quan hệ gia đình.
Tổng thống Mỹ cũng cho biết năm 2019 thì hệ thống tính điểm này sẽ được ưu tiên bao gồm những người có kỹ năng tiếng anh tốt, có thể lo cho gia đình về mặt tài chính hoặc chứng minh được khả năng đóng góp vào nền kinh tế của nước Mỹ. Số điểm này sẽ dựa vào các hạng mục với tối đa là 30 điểm ví dụ như trình độ học vấn có bằng tiến sĩ 13 điểm, có bằng tốt nghiệp trung học ở nước Mỹ hoặc nước ngoài là 1 điểm và về độ tuổi thì sẽ không tính điểm đối với những người trên 50 tuổi và đạt từ 2 điểm đến 10 đối với người trẻ hơn riêng về trình độ tiếng anh sẽ được test trên bài kiểm tra.
Mức lương được đề xuất thì sẽ được nhận trọn là 13 điểm nếu như họ đạt được mức lương gấp 300% tại nơi làm việc ở tương lai so với mức lương trung bình ở tại khu vực trước đây và mức lương càng cao đương nhiên số điểm cũng sẽ cao.
Khả năng đầu tư bạn sẽ được 12 điểm, nếu bạn có 1 khoản đầu tư là 1,8 triệu USD vào việc kinh doanh tại nước Mỹ. Có huy chương Olympic thì được 15 điểm và nếu có giải Nobel sẽ được 25 điểm.
Và cũng theo chính sách nhập cư mới của Mỹ này thì sẽ đánh giá việc di trú Mỹ dựa trên hệ thống và dựa theo dự luật di trú Mỹ mới 2019, dự luật này sẽ xóa bỏ diện bảo lãnh anh chị em tức là di trú Mỹ diện f4 hoặc là cha mẹ thay vào đó chỉ có bảo lãnh vợ con và con cái chưa đủ 18 tuổi. Khi mà nghe tin tức này tất cả những người đang ở trong diện nộp hồ sơ bảo lãnh theo diện anh chị em hoặc bảo lanh cha mẹ rất là hoang mang và họ nghĩ rằng hoặc là cha mẹ sẽ không được bảo lãnh sang Mỹ nữa. Thực ra như đã nêu trên bài viết, đây mới chỉ là môt bản dự thảo luật thôi chứ chưa thành luật chính thức cho nên từ bây giờ đến khi luật chính thức được thông qua thì sẽ còn rất lâu và mất nhiều thời gian lắm. Những ai còn đang trong diện mở hồ sơ bảo lãnh này hoặc sắp mở hồ sơ thì cứ yên tâm nộp đơn như bình thường và không có gì phải lo lắng hết.
Đây là những kiến thức mình tìm hiểu được và chia sẻ với các bạn, nếu ai có thắc mắc có thể đặt câu hỏi để mình giải đáp nhé!
Choáng ngợp với mức độ mua sắm của sinh viên Trung Quốc tại trời Tây
Sinh viên Trung Quốc mạnh tay chi tiền cho những món hàng hiệu đắt đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong các trung tâm thương mại xa xỉ tại Anh.