Luật định cư Mỹ: Giới thiệu các loại visa nhập cư và không nhập cư Mỹ
Trong thời buổi hội nhập như hiện nay, việc định cư Mỹ đã trở nên phổ biến hơn trước và cũng có nhiều con đường để người nước ngoài vào Mỹ sinh sống. Tuy nhiên điều này là không hề dễ dàng và để thực hiện thành công giấc mơ này bạn cần phải nắm rõ những quy định của luật định cư Mỹ luôn được đổi mới từng ngày.
12:00 26/07/2017
Với chính sách nhân ái của Chính phủ Mỹ, ngày 27/06/2013, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật cải tổ nhập cư, đồng thời tạo điều kiện cho 11 triệu người nhập cư trái phép trở thành công dân hợp pháp của nước này.
Các loại visa định cư Mỹ (Immigrant Visa)
Theo luật định cư Mỹ (di trú) một đương đơn sẽ được cấp visa định cư Mỹ (trở thành thường trú nhân ngay khi đặt chân đến Mỹ) nếu họ nằm trong các diện sau:
– Đầu tư & định cư tại Hoa Kỳ theo diện EB-5 (500.000 USD/xuất và được bảo lãnh vợ/chồng và các con dưới 21 tuổi chưa lập gia đình). Thời gian để đương đơn được cấp visa kể từ ngày xúc tiến hồ sơ khoảng 2 năm.
– Người có quan hệ ruột thịt (Immediate relatives) như cha mẹ, vợ/chồng, con cái, anh chị em ruột của người có quốc tịch hoặc thường trú nhân Mỹ. Những người được bảo lãnh theo diện này sẽ nhận được thẻ xanh vĩnh viễn (10 năm) ngay khi đặt chân đến Mỹ.
Lưu ý: Bạn nên đến Mỹ định cư trong thời gian ghi trong visa. Nếu chưa thể thu xếp qua Mỹ trong thời gian hạn định của visa, bạn có thể xin gia hạn ít nhất 2 tuần trước ngày hết hạn khi có lý do chính đáng, đóng lệ phí (khoảng 400 USD) và được gia hạn 1 lần.
Các loại visa không định cư (Non – Immigrant Visa) trong luật định cư Mỹ
Theo luật định cư Mỹ, đây là loại visa cho phép bạn ở tạm thời tại Mỹ với thời gian ghi rõ trong visa. Bạn sẽ phải rời Mỹ trước ngày hết hạn của visa. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ở lại Mỹ lâu hơn, bạn phải xin gia hạn visa tại Đại sứ quán Mỹ/Lãnh sứ quán Mỹ (ở Việt Nam) hoặc tại Đại sứ quán Việt Nam (ở Mỹ) khi có lý do chính đáng. Visa được gia hạn sẽ cùng loại với visa trước đó hoặc có thể chuyển đổi sang loại visa khác. Và điều tất nhiên dù bạn gia hạn hay chuyển đổi visa đều phải mất phí.
Visa B-1 (Temporary Business Visitor): đây là loại visa dành cho người đến Mỹ để dự hội thảo, tìm hiểu thị trường, gặp gỡ đối tác, ký kết giao thương đối với công ty có trụ sở tại Mỹ. Thông thường, bạn sẽ được cấp visa 1 năm và được nhập cảnh vào Mỹ nhiều lần và mỗi lần ở Mỹ không quá 6 tháng.
Visa B-2 (Temporary Visitor For Pleasure): Đây là loại visa dành cho những người muốn đến thăm bạn bè, họ hàng thân thuộc. Để được cấp visa này, bạn phải có thư mời của người bảo lãnh và có sự bảo đảm về tài chính (có sổ tiết kiệm, số dư tài khoản ngân hàng, đứng tên những tài sản có giá trị như nhà, đất, ô tô, doanh nghiệp… tại Việt Nam). Visa B-2 cũng được áp dụng cho người đến Mỹ để chữa bệnh khi bạn có giấy giới thiệu của bác sĩ, bệnh viện và trong giấy giới thiệu này cũng cần ghi rõ thời gian chữa bệnh là bao lâu. Thời hạn của visa là 6 tháng và được nhập cảnh vào Mỹ nhiều lần.
Visa C: Đây là loại visa cấp cho người đi du lịch tại một quốc gia khác được quy định trong luật định cư Mỹ, tuy nhiên trên đường đi hoặc về muốn ghé thăm Mỹ. Thời hạn của loại visa này là 1 tháng và không được gia hạn.
Visa E-1 và E-2: Đây là visa được cấp cho nhà đầu tư thương mại với Mỹ, những công dân thuộc các nước đã ký hiệp ước thương mại với Mỹ như Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật, Nga…
Visa F-1: Visa được cấp cho du học sinh. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 16.000 du học sinh đang học tại các trường cao đẳng và đại học Mỹ. Để có được visa F-1, ngoài việc gia đình của đương đơn phải chứng minh về nguồn tài chính tốt thì đương đơn phải có khả năng tối thiểu tuỳ theo yêu cầu của từng trường hoặc tham gia học tại Mỹ để nâng cao khả năng tiếng Anh hoặc du học sinh này nằm trong chương trình trao đổi văn hóa giữa hai quốc gia từ cấp trung học trở lên.
Nguồn: dinhcuaz
Món ăn Việt ‘lấy chồng’ nước ngoài
Hoa Kỳ là một hợp chủng quốc, với nhiều sắc dân nhập cư từ đủ mọi nơi trên thế giới. Ai đến Mỹ cũng đem theo văn hóa, và những món ăn ngon của quê hương xứ sở mình. Hợp chủng quốc là vậy, người một nước đi lấy chồng ngoài nước, thì các món ăn cũng bắt chước đi “lấy chồng” ngoại quốc rồi tạo ra các món “con lai” gọi là fusion.