Luật Mỹ cho phép hãng hàng không từ chối khách đã mua vé
Mới đây, hãng hàng không United Airlines của Mỹ đang bị “ném đá” khi hình ảnh một hành khách bị lôi xềnh xệch khỏi máy bay của hãng bị tung lên mạng. Tuy nhiên, Luật Mỹ cho phép hãng hàng không từ chối khách dù đã mua vé.
03:46 13/04/2017
Nhiều người không để ý nhưng khi bạn mua 1 chiếc vé máy bay, bạn cũng đã đồng ý tham gia vào 1 hợp đồng chi tiết quy định hãng hàng không có rất nhiều quyền liên quan tới chuyến đi. Trong số đó có quyền thu hồi lại ghế của bạn, thông tin trên báo cho biết.
Trước đó, báo cho biết, hãng United Airlines (Mỹ) gây ra làn sóng phẫn nộ hôm 9/4, khi đã cưỡng chế, lôi xềnh xệch một hành khách xuống khỏi máy bay, vì không có đủ người tự nguyện nhường chỗ cho 4 nhân viên của hãng trong chuyến bay 80 ghế từ Chicago tới Louisville.
Báo thông tin thêm, sau vụ việc làn sóng chỉ trích United Airlines rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, quanh sự việc này có nhiều vấn đề về pháp lý cần làm rõ.
Khi bạn mua 1 chiếc vé máy bay, bạn cũng đã đồng ý tham gia vào 1 hợp đồng chi tiết quy định hãng hàng không có rất nhiều quyền liên quan tới chuyến đi. Trong đó có quyền thu hồi lại ghế của bạn. Các hãng hàng không cũng có thể quyết định rằng khi nhân viên của hãng cần phải đến đâu đó để làm nhiệm vụ, khách hàng có thể bị mất chỗ vì nhân viên được đặt lên trước.
Tuy nhiên, những hành khách bị từ chối có quyền nhận được “một thông báo miêu tả các quyền lợi của họ”.
Khách cũng cần lưu ý rằng mức bồi thường phải tỷ luận với quãng thời gian bị trễ. Nếu hãng có thể đưa bạn đến địa điểm muộn hơn 1 giờ so với dự kiến, sẽ không có tiền đền bù. Nếu trễ hơn 2 giờ (hoặc 4 giờ đối với các chuyến bay quốc tế), hãng phải đền bù số tiền gấp 4 lần tiền vé, nhưng tối đa 1.350 USD. Tùy từng trường hợp mà khách có thể có thêm phiếu ăn giảm giá hoặc được vào phòng chờ vip. Và sự nhã nhặn của cả 2 bên sẽ có ích thay vì dọa giẫm hay la hét.
Cũng theo báo, Bộ Giao thông Mỹ cho phép các hãng hàng không yêu cầu khách “tự nguyện từ bỏ chỗ đã đặt”, đổi lại khách sẽ được bồi thường và có 1 chỗ trên chuyến bay tiếp theo. Hãng sẽ thuyết phục người tình nguyện và ban đầu mức bồi thường khá thấp (150 đến 200 USD), sau đó tăng dần mức giá để khuyến khích khách chấp nhận.
Nếu không có đủ người tình nguyện, hãng sẽ phải “từ chối nhận khách 1 cách không cố ý”. Khi chọn người để từ chối, các hãng thường đánh giá “giá trị” của bạn qua các câu hỏi như: Bạn có thường xuyên bay hay không? Bạn trả bao nhiêu tiền vé? Bạn đã tích lũy được bao nhiêu chặng theo chương trình khách hàng thân thiết? Địa điểm bạn tới là đâu? Trong ngày còn bao nhiêu chuyến bay đến nơi bạn muốn tới?
Theo ABC, báo cho biết thêm, năm 2016, United Airlines đã loại 3.765 hành khách ra khỏi các chuyến bay chỉ vì họ bán nhiều vé hơn chỗ ngồi trên máy bay, nhưng không ai trong số đó gây chú ý nhiều như David Dao, bác sĩ gốc Việt bị kéo xuống máy bay ở Chicago vào cuối tuần qua.
Các hãng hàng không được phép bán thừa vé máy bay và họ thường xuyên làm vậy vì họ cho rằng 1 số hành khách sẽ không xuất hiện. Khi phải từ chối hành khách, các hãng hàng không thường sẽ loại các hành khách mua vé rẻ nhất vì mức bồi thường sẽ thấp hơn.
Cũng theo báo, United Airlines đang bị “ném đá” mạnh mẽ trên mạng xã hội và đối mặt với làn sóng tẩy chay. Cổ phiếu của hãng giảm điểm. Tuy nhiên, những tác động về dài hạn là không rõ ràng.
Được biết, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới thỉnh thoảng đều phải từ chối khách. Nhưng không phải tất cả đều coi việc bán vé nhiều hơn số ghế là cách để bù đắp doanh thu.
Vụ hành khách bị lôi khỏi máy bay Mỹ: 5 sự thật bất ngờ
Sau sự cố hành khách bị lôi khỏi máy bay, hãng hàng không United Airlines hứng đủ mọi ‘búa rìu dư luận’, giá trị cổ phiếu mất hơn 1 tỷ USD.