Lương y Ngô Đức Vượng: Uống nước kiểu này nguy hiểm vô cùng; sống trên 100 tuổi cũng không có công trạng gì!

Lâu nay chúng ta thỉnh thoảng đọc các bài khuyên là nên uống nước nhiều sẽ giúp thải độc. Nhưng theo lương y Ngô Đức Vượng, “uống nhiều nước là chết”!

19:56 28/06/2017

Uống nhiều nước là chết!

Nước là vấn đề cực kỳ quan trọng, vô cùng quan trọng. Không có nước không thể sống được. Mọi chu trình sinh hóa trong cơ thể chúng ta đều diễn ra trong môi trường nước.

Cho nên, muốn biết một hành tinh xa xôi nào có sự sống hay không, không phải tìm cái gì xa xôi cả, chỉ cần xem ở đó có nước hay không. Nếu có nước, chắc chắn có sự sống.

Nước quan trọng như vậy, nên người ta lợi dụng cái này quá nhiều. Cái gì cũng vậy thôi, có chừng mực của nó. Thuốc bổ quan trọng không? Nhưng uống nhiều chết liền.

Thực ra nhu cầu con người không nhiều nước đến thế. Thứ nhất, bởi vì trong thức ăn của chúng ta đã có rất nhiều nước, trong cơm trên 70% là nước, trong rau trên 80% là nước, trong canh trên 90% là nước. Cho nên, ăn no là đủ nước rồi. Uống chỉ là bổ sung thêm thôi.

Thứ hai, uống nước nhiều máu loãng ra, làm hàm lượng hồng cầu trong máu giảm đi. Vì vậy, nếu tim đập bình thường không đủ hồng cầu nuôi cơ thể, cho nên sẽ suy sụp. Vì vậy tim rất khôn ngoan, đập nhanh hơn để đủ hồng cầu nuôi cơ thể.

Tôi không cần dài dòng, tôi chỉ cần đặt tay vào mạch, người nào đập nhanh là uống nước nhiều.

Uống nước nhiều, áp suất thẩm thấu trong máu giảm đi; cho nên các hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu chóng già, chóng chết.

Giống như ta câu một con cá ở độ sâu 20m lên đây chết luôn. Vì sao vậy? Vì nó ở nhiệt độ áp suất cao lên đây sẽ nổ bong bóng chết luôn.

Khi ta uống nhiều nước vào, áp suất thẩm thấu trong máu giảm đi là nguy hiểm vô cùng.

Quan niệm “uống nhiều nước để thải độc” rất nguy hiểm

Thế rồi người ta còn quan niệm uống nước nhiều để tạo chênh lệch nồng độ để mà đào thải. Đây là một quan niệm cực kỳ sai!

Tôi xin chứng minh, con tôm, con cua, con sò, con hến cần canxi để xây dựng cái vỏ của nó. Nhưng những con đó không thể gặm cả một cục canxi mà phải lấy canxi từ nước để xây dựng cái vỏ của nó. Hàm lượng canxi trong vỏ nó gấp hàng triệu lần hàm lượng canxi trong nước.

Thế nhưng, canxi trong nước vẫn đi vào trong vỏ nó để cho vỏ nó lớn lên. Bằng chứng không thể cãi lại. Bởi vì cơ thể sống khác hẳn vật chất vô sinh. Cơ thể sống có khả năng vận chuyển chất ngược nồng độ từ thấp lên cao.

Mồ hôi, nước tiểu ta là từ máu ra. Hàm lượng chất độc trong mồ hôi, nước tiểu cao hơn nhiều so với máu, nhưng mà các chất độc vẫn từ máu đi ra. Nó đi ngược chiều.

Rồi vỏ trứng, canxi mà xây lên vỏ trứng là từ đâu mang đến, từ máu mang đến, hàm lượng canxi trong máu thấp hơn vỏ trứng hàng triệu triệu lần, nhưng mà canxi vẫn cứ đi từ máu vào cung cấp cho vỏ trứng đó.

Thế rồi uống nước nhiều đi tiểu nhiều. Uống nước ít đi tiểu ít. Uống nước nhiều tiểu nhiều nhưng nước tiểu loãng. Uống nước ít tiểu ít nhưng nước tiểu đặc. Hàm lượng như nhau.

Thậm chí uống nước nhiều không đào thải được, mà chỉ có đẩy nước thôi. Cho nên chết thận, bắt thận làm việc nhiều. Nguy hiểm vô cùng!

Mập mờ nước tự do và nước cấu trúc

Rồi người ta lập luận trong cơ thể có gần 80% là nước, nên phải uống nước nhiều. Điều đó không hẳn đúng. Vì sao? Tôi xin chứng minh: Đúng là cơ thể chúng ta gần 80% là nước, nhưng 80% trong số nước đó là nằm trong nước cấu trúc, chỉ có 20% nước tự do.

Ta nói bị mất hơi nước, ta đi tiểu, ra mồ hôi là mất nước tự do, cho nên ta uống nước vào bổ sung cho phần nước tự do đó thôi, còn nước cấu trúc không ảnh hưởng. Bằng chứng rất đơn giản. Để một mớ rau hay cây rau, chậm tưới là héo ngay, đấy là mất nước tự do.

Nhưng để cái lá héo đó sấy, còn lâu nó mới khô. Người ta đã mập mờ chuyện này, không phân biệt nước tự do và nước cấu trúc, nước liên kết. Cho nên đã cá mè một lứa, đổ đồng là 80%, rất sai. Làm gì có chuyện đó!

Mà xin thưa rằng, cái mà chúng ta mất mồ hôi, mất hơi nước uống vào là chỉ nằm trong 20% đó thôi, còn 80% nước cấu trúc không bao giờ mất – trừ những trường hợp đặc biệt. Ta cố tình uống nước, quảng cáo cho uống nước nhiều bằng cách nói ra bậy bạ như thế.

Bằng chứng nữa là các động vật, con chó, con mèo, chúng ta có thấy nó uống nước nhiều đâu. Tôi ngày xưa chăn trâu, sáng sớm dắt trâu ra ngoài sớm để cho nó đi giải, tối về thúc nó đi vệ sinh để đi vào chuồng, một ngày nó uống một lần.

Chó mèo uống ít lắm, mèo uống rất ít. Và động vật hoang dã nó uống ít hơn. Và những con vật nó uống ít như thế, đó chính là tiếng nói của tạo hóa, tiếng nói của thiên nhiên, mà thiên nhiên là ông thầy vĩ đại nhất, khi tôi bí cái gì tôi đều hỏi cái này thiên nhiên xử lý ra sao.

Và với uống nước, tôi hỏi thiên nhiên xử lý việc uống nước như thế nào đây. Các con vật uống rất ít, tại sao chúng ta uống nhiều nhỉ. Vô lý, vô lý đến cùng cực.

“Sống trên 100 tuổi cũng không có công trạng gì”

Lương y Nguyễn Hữu Khai: 3 “dòng suối” cực quan trọng cần khai thông để giải độc cơ thể

Cho nên, rất nhiều lần tôi đi thuyết trình ở các cơ quan về chuyện uống nước, thì cơ quan đó điện cho tôi là sau buổi nói chuyện của tôi, lượng nước uống của cơ quan giảm đi 1/3. Tôi bảo là vẫn nhiều, giảm nữa. Ít nhất là giảm đi 2/3 mới đạt.

Phân tích tác hại của việc uống nước nhiều tôi không yên tâm, tôi viết thêm cả mục hậu họa của việc uống nước nhiều. Uống nước nhiều đã làm suy giảm cả nòi giống này đi rồi.

Và tôi kết luận hãy thương lấy trái tim của mình, nó đã vất vả làm việc từ trong bào thai ra, làm việc không được nghỉ ngơi một phút nào; thương lấy hai trái thận đã quá mệt mỏi mà uống nước ít đi.

Tạo hóa ban cho loài người từng tế bào một đã có bộ gen quy định rằng con người có thể sống từ 120-140 tuổi mà chúng ta hầu hết chưa được một nửa đó đã chết rồi.

Cho nên là, không biết tôi có sống được đến 100 tuổi không, nhưng mà tôi có sống trên 100 tuổi cũng không có công trạng gì hết, chẳng qua là tôi ít mắc tội hơn với tạo hóa với tổ tông thôi.

* Bài viết trích từ nội dung nói chuyện của Tiến sĩ, Lương y Ngô Đức Vượng với các Phật tử. Tiêu đề bài do tòa soạn đặt.

Tags:
Vì sao trẻ em Mỹ rất tự tin, còn trẻ em Việt luôn tự ti?

Vì sao trẻ em Mỹ rất tự tin, còn trẻ em Việt luôn tự ti?

Sự tự tin thật sự được vun đắp qua cách giáo dục trẻ từ khi còn nhỏ. Hãy luôn tin tưởng rằng, dù trẻ có giỏi giang hay không, học ngành gì, trường nào, thậm chí dù trẻ không vào đại học thì chỉ cần có phẩm chất tốt và lý tưởng sống thì nhất định sẽ tìm ra được bầu trời của riêng mình trong tương lai.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất