Lý do Mỹ muốn Ấn Độ – NATO thành đối tác quân sự?

Mỹ liên tiếp có những động thái nâng vị thế của Ấn Độ lên ngang hàng với các đồng minh NATO trong lĩnh vực mua bán thiết bị quân sự và chuyển giao công nghệ. Vậy trong tương lai Ấn Độ và NATO có thể trở thành đối tác quân sự?

16:55 07/12/2016

Theo tạp chí The Diplomat, hồi tháng Ba, thượng nghị sĩ George Holding đã trình lên Hạ viện “Đạo luật Hợp tác và Phát triển Công nghệ quốc phòng Mỹ – Ấn Độ” nhằm chính thức nâng vị thế của New Delhi lên tầm đối tác lớn ngang hàng với các đồng minh NATO của Mỹ. Hiện tại, đạo luật này đã được chuyển tới Ủy ban đối ngoại Hạ viện và đang được xem xét để chính thức ban hành thành luật.

 
Tới tháng Năm, Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn bản sửa đổi “Đạo luật Ủy quyền quốc phòng” có chức năng nâng tầm các mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ. Đây là bước tiến nhằm đưa Ấn Độ đứng ngang hàng với các đồng minh NATO của Mỹ trong lĩnh vực mua bán thiết bị quân sự và chuyển giao công nghệ.

Ấn Độ ký thỏa thuận hồi tháng Chín để mua 36 chiến đấu cơ Rafale của Pháp.

Theo nhà nghiên cứu Hriday Ch. Sarma tại Trường nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Jawaharlal Nehru, Ấn Độ, ngoài việc nâng tầm mối quan hệ chiến lược song phương với Mỹ, Ấn Độ cũng đang mở rộng quy mô các hoạt động quân sự với các quốc gia thành viên NATO nhằm tăng cường bảo vệ ở Ấn Độ Dương cũng như tăng cường vũ khí tới vùng biên giới rộng lớn giáp Pakistan và Trung Quốc.

Điển hình hồi tháng Chín, Ấn Độ đã chính thức ký kết thỏa thuận mua 36 chiến đấu cơ Rafale của Pháp, quốc gia thành viên NATO. Tổng giá trị giá hợp đồng là 8,4 tỷ USD. Đây cũng là hợp đồng mua sắm chiến đấu cơ lớn đầu tiên của Ấn Độ trong vòng 20 năm qua. Còn hiện tại, Washington và New Delhi đang tiến hành bàn thảo về chương trình chuyển giao các máy bay không người lái chiến đấu Predator sau chuyến thăm của Tổng thống Narendra Modi tới Mỹ hồi tháng Sáu.

Câu hỏi đặt ra là liệu trong tương lai Ấn Độ và NATO có thể trở thành đối tác quân sự?

Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ đang nổi lên là một cường quốc trên thế giới với tầm ảnh hưởng ngày càng lớn tại các diễn đàn quốc tế trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu và chống khủng bố. Ngoài ra, ngay sau lễ nhậm chức, ông Modi đã chú trọng tới việc tiến hành các cuộc họp cấp cao với Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia và Nga. Hiện tại, Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với cuộc chiến thương mại khốc liệt với Trung Quốc trên Ấn Độ Dương.

Trong khi đó, liên minh quân sự NATO đang ghi nhận quá trình thay đổi ngay bên trong nội bộ khi vừa tăng cường năng lực thông qua nâng cấp công nghệ, mua sắm thêm vũ khí để đáp ứng trước những mối đe dọa hiện tại vừa phải đảm bảo các quy tắc và giá trị nền tảng của khối. Ngoài ra, trong bối cảnh, liên minh chiến lược Trung Quốc và Nga ngày càng thân thiết làm dấy lên mối quan ngại về sự xuất hiện của một trật tự thế giới mới cũng như khoảng cách ngày càng xa về tầm ảnh hưởng giữa các cường quốc trên biển và trên các lục địa, NATO đang nhanh chóng tiến hành những bước thay đổi cần thiết trong học thuyết chiến lược.

Rào cản hợp tác

Trước hết, quan hệ giữa Ấn Độ và NATO từng rơi vào cảnh lạnh nhạt trong giai đoạn trước Thế chiến thứ Hai và 20 năm sau Chiến tranh Lạnh. Đáng nói là cả Ấn Độ và NATO đều không có hành động nhượng bộ để tiến tới một hiệp ước song phương. Do đó, chính quyền Mỹ đã từng bước đưa Ấn Độ trở thành đối tác ngang tầm với các quốc gia đồng minh trong khối NATO.

nato_infonet1
Binh sĩ NATO chiến đấu tại Afghanistan.

Thực tế, Ấn Độ từng đồng thuận với cộng đồng quốc tế lên tiếng chỉ trích Mỹ và các đồng minh NATO tham chiến ở Iraq nhằm lật đổ cựu Tổng thống Saddam Hussein. Trong khi đó, Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế do Mỹ đứng đầu (ISAF) vẫn tiếp tục hợp tác cùng Pakistan trong cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan bất chấp việc Ấn Độ lên tiếng phản đối và gọi Pakistan là “quốc gia khủng bố”. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ vẫn chưa hoàn toàn coi Ấn Độ là đối tác chiến lược như các đối tác hiện thời của Washington tại Nam Á bao gồm Pakistan. Nói cách khác, Ấn Độ vẫn đang dao động giữa Nga và Trung Quốc nhằm chứng minh trước cộng đồng quốc tế rằng New Delhi chưa thuộc khối liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu. Ngoài ra, quan điểm thi hành chính sách không liên kết lâu nay cũng đã ngăn cản Ấn Độ chủ động đón nhận quan hệ hợp tác với chính quyền Mỹ.

Do đó, để tiến tới hợp tác, NATO cần cho Ấn Độ thấy những thay đổi của liên minh quân sự này kể từ sau Chiến tranh Lạnh để từ đó tạo lập “mối quan hệ đối tác công bằng”. Hơn nữa, NATO cần thuyết phục các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ nhận ra rằng tình thế đôi bên cùng có lợi sẽ giúp xây dựng chương trình hợp tác. Nói cách khác, NATO cần có hành động khiến Ấn Độ cần từ bỏ tư duy từ thời Chiến tranh Lạnh để cân nhắc và biến NATO trở thành một đối tác tiềm năng.

Minh Thu (lược dịch)

Tags:
Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ

Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ

Nhiều người châu Á đã cảm thấy rất phấn khích vì thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn phí cấp visa tới Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất