Mặc cho đe dọa bão tố, dân Mỹ vẫn thích sống gần bờ biển
Các đe dọa về mực nước biển dâng lên và các trận bão khủng khiếp hiện vẫn không làm chậm lại sự nhanh chóng phát triển dân số dọc theo vùng bờ biển Mỹ trong những năm gần đây.
05:17 20/09/2017
Hình như không có gì ngăn cản ước muốn sống gần bờ biển của người dân Mỹ, nhất là ở những vùng nước ấm phía Nam.
Việc phát triển khu cư dân dọc theo bờ biển phá hủy những vật cản thiên nhiên như đảo và vùng sình lầy, tạo thêm xói mòn và lụt lội, và cũng đặt thêm nhiều người cùng nhà cửa vào hướng dễ bị tàn phá trong tương lai, theo các nhà nghiên cứu.
“Lịch sử cho chúng ta các bài học, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng học được,” theo lời Graham Tobin, một nhà nghiên cứu về thiên tai tại đại học University of South Florida ở Tampa.
Năm 2005, các cộng đồng cư dân dọc theo bờ biển bị hơn 1,800 người chết và $108 tỉ thiệt hại do bão Katrina, một trong những thiên tai ghê gớm nhất trong lịch sử Mỹ. Các hình ảnh về New Orleans bị ngập dưới làn nước khiến nhiều người cho hay sẽ không sống dọc theo bờ biển. Và rồi người ta quên đi, cho đến khi bão Sandy kéo tới New York năm 2012.
Harvey, một trận bão lịch sử khác, làm ngập nhiều nơi ở Houston thời gian gần đây. Bốn quận quanh Houston, nơi dân số tăng vọt vì phát triển trong kỹ nghệ dầu hỏa, bị thiệt hại nặng.
Dân số bốn quận này tăng 12% trong thời gian từ 2010 đến 2016, tức thêm khoảng 5.3 triệu, theo nghiên cứu của AP.
Cùng thời gian đó, hai quận có mức phát triển dân số nhanh nhất ở Florida là Lee và Manatee, nằm về phía Nam Tampa, có thêm 16% dân số.
Các điều luật khó khăn hơn về xây cất, cũng như địa thế cao hơn và hệ thống thoát nước, các chuẩn bị khẩn cấp kỹ càng hơn và hệ thống đường xá giúp di tản đã khiến các vùng sinh sống dọc theo bờ biển có khả năng đương đầu nhiều hơn với bão tố. Những điều này khiến cho người dân “cảm thấy an toàn,” theo lời Laura Crowther, chủ tịch hiệp hội các nhà môi giới địa ốc dọc ven biển Carolina.
Robert Young, giám đốc chương trình nghiên cứu phát triển bờ biển ở đại học Western Carolina University ở Cullowhee, North Carolina, nói rằng hiện nay không thấy có sự thay đổi trong việc xây cất nhà dọc theo ven biển vì các công ty phát triển địa ốc vẫn kiếm ra tiền và các giới chức địa phương vẫn có thêm nguồn tiền thuế.
iPhone X đắt với dân Mỹ, chuyện nhỏ với người Việt?
Báo chí Mỹ như phát rồ với mức giá của iPhone X, nhưng ở Việt Nam, người dùng từ lâu đã quen với việc bỏ ra hơn 1.000 USD cho một chiếc điện thoại.