Mang việc làm về nước Mỹ: Nói dễ, khó làm

Chỉ ít giờ sau khi Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump, Phó tổng thống Mike Pence và lãnh đạo công ty Carrier công bố một thỏa thuận sẽ giữ gần 1.000 việc tại nhà máy ở Mỹ, tờ Global Times – một tờ báo hàng đầu của Trung Quốc đã đăng tải một bài phân tích với tiêu đề: “Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ nỗ lực mang việc làm trở lại Mỹ của ông Trump”.

17:58 03/12/2016

c
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Kế hoạch khó khăn

Bài phân tích này nhận định rằng, dưới nhiệm kỳ Tổng thống của mình, ông Donald Trump sẽ khó có thể khôi phục lại vinh quang của Mỹ trong vai trò là “một cỗ máy sản xuất chính yếu” của toàn cầu. Bởi nếu các công ty Mỹ như Apple muốn mang các công việc của mình trở lại Hoa Kỳ như “cách để thể hiện lòng yêu nước” thì điều đó sẽ khiến chi phí tăng lên đáng kể.

 Hơn nữa, nó cũng giúp mở ra cánh cửa cơ hội cho các công ty Trung Quốc như các nhà sản xuất điện thoại thông minh Huawei và Xiaomi trong chiếm lĩnh thị phần của Apple trên thị trường thế giới. Dù chỉ lấy ví dụ với cái tên Apple về mặt hàng điện thoại hay máy tính nhưng tư tưởng “Trung Quốc luôn có thể sản xuất rẻ hơn Mỹ” là muốn áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác.

Với bài phân tích này, dường như Trung Quốc đang gửi đi một thông điệp tới Tổng thống mới đắc cử Donald Trump rằng: Mỹ muốn cạnh tranh với chúng tôi về sản xuất ư? Chúc may mắn nhé. Tuy nhiên theo các chuyên gia có nhiều năm theo sát mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc thì bài viết này chỉ mang “giọng điệu PR (tuyên truyền)”.

Như theo luật sư Gordon Chang, bài báo này sẽ không được viết ra nếu họ không lo ngại thực sự về những gì có thể làm. Ý tưởng của bài báo là cố gắng để nói rằng, mọi thứ vẫn sẽ “OK” với người công nhân Trung Quốc.

Trong suốt quá trình triển khai chiến dịch tranh cử Tổng thống của mình, ông Donald Trump liên tục nhắc đến lời hứa “sẽ mang việc làm từ Trung Quốc và Mexico trở lại nước Mỹ. Và một trong những nội dung trong kế hoạch 100 ngày đầu “nhấp chính” của ông Trump là kêu gọi phải gắn cho Bắc Kinh cái mác “thao túng tiền tệ”.

Tổng thống Donald Trump sẽ hiện thực hóa các tuyên bố như vậy đến đâu trong thực tế là điều khiến Trung Quốc quan ngại. Nhiệm kỳ của Trump đến trong giai đoạn được xem là khó khăn với Trung Quốc khi tăng trưởng kinh tế đang chậm hơn so với mục tiêu và quốc gia này đang nỗ lực dịch chuyển lớn từ dựa vào xuất khẩu sang nhu cầu tiêu dùng nội địa và từ dựa vào ngành sản xuất sang hướng nhiều hơn đến các công việc trong ngành dịch vụ và công nghệ cao.

Chính người tiêu dùng Mỹ chịu thiệt hại

Nhưng liệu ông Trump (phía Mỹ) hay phía Trung Quốc có thể thực sự làm thế nào vẫn là câu hỏi lớn. Bởi vẫn chưa rõ các nhà lãnh đạo Mỹ hay Trung Quốc có thể làm gì để thay đổi các động lực lớn trên sân chơi của ngành sản xuất hiện nay. Thực tế, đã có nhiều công việc của người công nhân đang bị mất vào tay của robot và tự động hóa khi xu thế tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra nhanh và mạnh hiện nay.

 Theo Derek Scissors, một chuyên gia về Trung Quốc thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ, bài viết trên Global Times cũng cho thấy một điểm đáng chú ý, đó là sẽ rất khó khăn để ông Trump có thể đưa Mỹ trở lại thời kỳ vàng son của một cỗ máy sản xuất toàn cầu như trước đây.

“Ông ấy có thể mang việc làm trở lại nước Mỹ, nhưng đó thực sự không phải là những công việc mà nước Mỹ đã mất. Hơn nữa, một tác động phụ nhưng rất lớn của điều này là người tiêu dùng Mỹ sẽ phải chấp nhận giá hàng hóa cao hơn nhiều” – chuyên gia này nhận định.

Và có lẽ ngay cả khi Mỹ không khuyến khích các công ty của mình mang việc làm trở lại Mỹ thì các doanh nghiệp (DN) của Trung Quốc cũng muốn vươn lên chiếm lĩnh thị phần của Apple hay các DN Mỹ khác. Thực tế đã có một số công ty Trung Quốc đã và đang bắt đầu mở nhà máy sản xuất ngay trên chính đất Mỹ, sử dụng các công nhân Mỹ.

Vào tháng 10 vừa qua, công ty Tianyuan chuyên hàng may mặc của Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận đầu tư 20 triệu USD để xây dựng một nhà máy sản xuất sợi vải kim loại tại Little Rock, bang Arkansas của Mỹ. Đây là công ty sản xuất quần áo cho các thương hiệu như Adidas, Reebok và Armani.

Với khoản đầu tư này, Tianyuan trở thành nhà sản xuất đầu tiên hàng may mặc tại Mỹ. Công ty dự kiến sẽ thuê khoảng 400 công nhân Mỹ cho nhà máy dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm 2017 này. Trong 6 tháng qua, Tianyuan Garment là DN thứ hai của Trung Quốc công bố việc mở rộng sản xuất tại Mỹ.

Trước đó vào tháng 4/2016, công ty Sun Paper Industry của Trung Quốc chuyên về sản xuất các sản phẩm giấy cũng đã khai trương nhà máy đầu tiên tại Bắc Mỹ tại South Arkansas. Với khoản đầu tư trên 1 tỷ USD, đây là một nhà máy sản xuất các chế phẩm sinh học mới và dự kiến thu hút 250 việc làm địa phương.

Theo ông Mike Preston, Giám đốc Ủy ban phát triển kinh tế Arkansas, các công ty nước ngoài đang muốn cắt giảm chi phí bằng cách đặt các nhà máy sản xuất gần hơn với khách hàng tiêu dùng hàng hóa của họ.

Ví dụ với trường hợp của Tianyuan, mặc dù DN này đang có 5 nhà máy tại Trung Quốc, nhưng thị trường lớn nhất của họ là ở Bắc Mỹ. Vậy nên nếu đặt nhà máy ở khu vực này, chi phí sẽ rẻ hơn, nhất là trong bối cảnh chi phí ở Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng.

Theo thoibaonganhang.vn

Tags:
Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ

Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ

Nhiều người châu Á đã cảm thấy rất phấn khích vì thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn phí cấp visa tới Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất