Mất đi thiết kế chip ARM, cánh cửa quốc tế đã đóng lại với Huawei

Có vẻ như Huawei không chỉ bị các công ty Hoa Kỳ “nghỉ chơi”, mà còn bị quay lưng bởi cả thế giới! Mới đây, công ty ARM đã thông báo với nhân viên rằng hãng sẽ không hợp tác với Huawei do lệnh cấm của Mỹ – giáng một đòn chí mạng vào các mảng sản xuất chip HiSilicon và khả năng tạo ra chip smartphone của Huawei trong tương lai.

21:30 23/05/2019

Điều đáng ngạc nhiên là ARM không có trụ sở chính ở Mỹ, mà là ở Anh, và được Softbank của Nhật mua lại năm 2016. Giới công nghệ vẫn đang theo dõi lệnh cấm của ông Trump sẽ ảnh hưởng sâu rộng tới đâu, và ARM cho rằng họ cũng nằm trong phạm vi đó, bởi các thiết kế của họ có chứa “công nghệ bắt nguồn từ Mỹ.” ARM có hơn 40 văn phòng khắp thế giới, và 8 văn phòng ở Mỹ.

ARM không sản xuất chip cho điện thoại thông minh mà cấp giấy phép sở hữu trí tuệ cho các hãng khác. Cấu trúc CPU của ARM là chỉ dẫn cốt yếu trong các điện thoại và máy tính bên trong, là đối thủ cạnh tranh của cấu trúc x86 của Intel thường thấy trong các máy tính và máy chủ.

Các ông lớn như Qualcomm, MediaTek, Apple, Samsung và Huawei đều dùng giấy phép cấu trúc của ARM và do đó, gần như mọi smartphone trên thị trường đều gắn CPU dựa theo thiết kế của ARM.

Một trong những thế mạnh của Huawei, hy vọng chính để vượt qua lệnh cấm của Mỹ, là bộ phận thiết kế chip “HiSilicon”, tạo ra các con chip Kirin (đều dựa trên thiết kế của ARM) và các chip khác cho smartphone.

Theo BBC, Huawei vẫn có thể sản xuất các con chip hiện có đang dựa trên thiết kế của ARM, nhưng họ sẽ không thể tạo ra chip mới trong tương lai. Nhưng có thể con chip quan trọng tiếp theo của bộ phận HiSilicon, Kirin 985, đã phát triển đủ để không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm mới.

Dấu chấm hết

Nếu tự Huawei không thể tạo chip mới trong tương lai, đây có thể là dấu chấm hết. Qualcomm không bán chip, nhưng Huawei vẫn có thể tìm đến Samsung (Hàn Quốc) và MediaTek (Đài Loan). Nhưng trong bối cảnh lệnh cấm của Mỹ vẫn đang được diễn giải và phạm vi của nó vẫn đang mở rộng hàng ngày, bộ phận pháp lý của các công ty ngoài nước Mỹ vẫn đang gấp rút nghiên cứu và đưa ra quyết định để tuân thủ theo.

Nhà mạng lớn nhất của Anh, EE, sẽ “tạm ngưng” sử dụng các thiết bị Huawei cho tới khi tương lai của công ty Trung Quốc trở nên rõ ràng hơn. Huawei sẽ phải đứng ngoài nhìn EE khởi động hệ thống mạng 5G.

Theo Reuters, Do tương lai chưa rõ ràng của dịch vụ hỗ trợ smartphone của Huawei, nhiều khách hàng đang bán lại điện thoại và một vài nhà phân phối ở châu Á cũng bắt đầu từ chối đổi trả thiết bị Huawei. Các đại lý điện thoại lo lắng rằng thiết bị của Huawei sẽ trở nên “vô dụng” nếu Google và các dịch vụ đi kèm không còn hỗ trợ.

Trong mảng laptop, hệ điều hành Windows của Microsoft và CPU của Intel chắc chắn bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm. Microsoft đã loại laptop của Huawei ra khỏi website của họ, vì thế một thông báo chính thức sẽ sớm xuất hiện.

Sau Huawei, 5 công ty khác trong đó có cả công ty hàng đầu về camera giám sát Hikvision của Trung Quốc có khả năng cũng sẽ bị liệt vào danh sách đen của Mỹ.

Tags:
Sẽ có nghị sĩ châu Âu gốc Việt đầu tiên trong lịch sử?

Sẽ có nghị sĩ châu Âu gốc Việt đầu tiên trong lịch sử?

Chỉ vài ngày nữa thôi hoàn toàn có thể xảy ra sự kiện chưa từng có tiền lệ tại Liên minh châu Âu, khi một ứng cử viên gốc Việt từ Cộng hòa Séc trở thành nghị sĩ Quốc hội châu Âu. Mặc dù có đạt được mục tiêu của mình hay không, nhưng chắc chắn kỹ sư Trần Văn Sang đã đặt dấu ấn quan trọng trong chính trường và cả xã hội Séc. Ít nhất là về khía cạnh liên quan tới cộng đồng người Việt Nam ở Séc.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất