Mẹ quên rửa 1 chỗ cực quan trọng của nồi cơm điện nên cơm nấu lâu chín, bị cháy, tốn điện gấp 10

Nấu cơm mỗi ngày nhưng nhiều mẹ lại thường bỏ quên một nơi rất quan trọng trong nồi cơm.

11:30 23/01/2021

Thường thì nhiều gia đình chỉ vệ sinh nồi cơm, nắp nồi cơm và vỏ nồi cơm nhưng bộ phận quan trọng nhất này lại không mấy được chú ý, đó chính là “mâm nhiệt” - phần đĩa cứng đệm giữa đáy nồi và ruột nồi.

Đây là bộ phận có vai trò tạo nhiệt chính cho nồi để nấu chín cơm với cấu tạo tương tự bếp điện. Bộ phận này quyết định tuổi thọ của nồi, chất lượng cơm và lượng điện tiêu thụ... Tuy nhiên, nó lại rất dễ bẩn bởi hay bị dính cơm, bụi bẩn,... và ít được chú ý.

Nếu các mẹ đang thấy nồi cơm nhà mình có dấu hiệu nấu cơm lâu chín hơn, xuất hiện cháy và cơm không ngon, dẻo như trước, lượng điện tiêu thụ còn tăng bất thường thì rất có thể, “mâm nhiệt” nồi cơm nhà các mẹ đã bị bắt bẩn quá lâu mà không được lau chùi, vệ sinh đấy.

Tuy nhiên, vệ sinh phần này cũng cần hết sức cẩn trọng kẻo lại “chữa lợn lành thành lợn què” nha các mẹ. Dưới đây là các bước vệ sinh phần “mâm nhiệt”, các mẹ tham khảo nhé.

Ảnh minh họa - nguồn internet

Chuẩn bị:

- Miếng xốp rửa bát

- Khăn ướt

- Giấm trắng

Cách làm:

- Pha loãng nước với giấm trắng.

- Lấy mặt cứng của miếng xốp rửa bát lau chùi cho sạch vết bẩn và bụi bặm bám ở mâm nhiệt, sau khi lau xong bạn có thể thấm giấm lên mâm nhiệt một lần nữa, giữ nguyên trong 10-15 phút.

Ảnh minh họa - nguồn internet

- Sau đó, dùng khăn ướt lau sạch bẩn trên mâm nhiệt. Nếu vẫn chưa hết bẩn, bạn có thể lặp lại các bước trên thêm vài lần nữa.

- Sau khi “mâm nhiệt” sạch sẽ, hãy dùng khăn khô lau khô nhiều lần cho hết hẳn nước giấm. Vậy là mâm nhiệt nhà bạn sẽ sáng bóng, sạch sẽ, đảm bảo hoạt động vừa bền vừa tiết kiệm điện.

Không vệ sinh phần mâm nhiệt sẽ khiến nồi cơm hao điện gấp 10 lần. Ảnh: Internet

Để dùng nồi cơm điện được bền nhất, đây là những điều các mẹ cần đặc biệt chú ý:

- Không vo gạo trong nồi và dùng dụng cụ sắc nhọn để múc cơm: Những thói quen này sẽ khiến lớp chống dính dễ bị hỏng, bong tróc, cơm nấu không ngon, không chín đều, nhão và cơm dính vào trong nồi khiến cho việc vệ sinh khó khăn, gây ra hiện tượng tiếp xúc với mâm nhiệt không tốt.

- Lau khô nồi trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện: Đáy nồi ướt sẽ làm cho nồi cơm điện có những tiếng nổ lộp bộp trong quá trình nấu cơm. Lau khô nồi trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện giúp bảo vệ mâm nhiệt và rơ le không bị bụi bẩn và tránh dị vật rơi vào nồi gây mùi khét.

- Không bấm nấu lại nhiều lần: Nhiều người muốn tạo cơm cháy nên nhấn nút Cook nhiều lần, tuy nhiên chính điều này sẽ dẫn đến rơ – le bật liên tục dẫn đến làm giảm tuổi thọ của nồi cơm.

Không nên vo gạo bằng nồi. Ảnh minh họa - nguồn internet

- Không nên bít lỗ thoát hơi trong quá trình nấu: Trong quá trình nấu cơm, bạn tuyệt đối không nên bít kín lỗ thoát hơi của nồi cơm điện cũng như không mở nắp khi nấu cơm. Khi cơm chín, bạn nên mở nắp nồi cơm và dùng muống xới cơm cho tơi rồi đậy nắp lại để giữ nóng cho cơm.

- Nên dùng 2 tay khi đặt lòng nồi vào nồi cơm điện: Việc này để đảm bảo nồi con và đĩa nhiệt tiếp xúc với nhau một cách tốt nhất. Nếu như bạn đặt nồi cơm vào bằng một tay thì rất dễ làm cho nồi bị nghiêng gây ra hiện tượng méo với rơ le, làm tỏa nhiệt không đều gây ra hiện tượng cơm bị sượng.

- Hạn chế nấu hầm và món xào với nồi cơm điện, việc này sẽ làm cho nồi mau bị hỏng.

- Hạn chế cắm dây điện của nồi cơm chung ổ cắm với các thiết bị khác có công suất cao: Việc này sẽ tránh tình trạng điện tăng giảm áp đột ngột gây nên chập cháy.

- Đặt nồi cơm ở nơi khô ráo, thoáng mát: Đây là mẹo giúp tuổi thọ nồi cơm lâu hơn. Đặc biệt lưu ý không nên đặt nồi cơm ở nơi gần nguồn điện.

Nguồn: Tổng hợp

Tags:
Cẩn trọng với việc uống nước của người già, kinh nghiệm người từng trải

Cẩn trọng với việc uống nước của người già, kinh nghiệm người từng trải

Mùa đông năm trước, Mẹ tôi bị viêm phổi, phải đi cấp cứu rồi nằm viện 10 ngày.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất