Microsoft trình diện chiếc đồng hồ đeo tay làm giảm rung lắc cho người bị Parkinson
Hội thảo phát triển công ty công nghệ cao luôn trang bị sẵn 1 đến 3 bản demo cho các dự án, tuy nhiên tại tòa Build 2017 ở Seattle hôm thứ Tư, Microsoft đã 'mừng chảy nước mắt' khi Satya Nadella giới thiệu chiếc đồng hồ có thể tạm thời ngăn chặn sự rung lắc gây ra bởi căn bệnh Parkinson.
10:42 15/05/2017
Sau bài phát biểu dự đoán và cảnh báo về những bước tiến nhảy vọt trong công nghệ, thì Nadella đã chiếu một đoạn video kể về hai nhân viên của British Microsoft Research là Haiyan Zhang và Nicolas Villa, những người đã phát triển các thiết bị làm giảm sự rung lắc của bộ phim tài liệu The Big Life Fix của hãng BBC.
Cùng với nhà thiết kế đồ hoạ và cũng là một người mắc bệnh Parkinson, Emma Lawton - 32 tuổi, các nhà nghiên cứu đã phát triển một chiếc đồng hồ có tên là Emma, mà được Microsoft miêu tả "rung lên theo một khuôn mẫu đặc biệt để phá vỡ mạch phản hồi giữa não và bàn tay."
Đoạn video cho thấy Lawton cố gắng vẽ một ô vuông bằng đôi tay run rẩy do bệnh Parkinson nhưng dường như bất lực, sau đó cô ấy được cho đeo chiếc đồng hồ có tên Emma, và Lawton đã vô cùng xúc động gọi cho mẹ cô ấy trong nước mắt để nói rằng, lần đầu tiên cô có thể viết được tên mình sau bao nhiêu năm.
Khi buổi thuyết trình kết thúc, ánh đèn được chiếu sáng, Nadella chào đón cả Lawton và kỹ sư Zhang lên sân khấu, cám ơn họ vì đã cho thấy 'sự phát triển có thể mang đến ảnh hưởng'.
Emma Watch vẫn là chiếc đồng hồ nguyên mẫu, nhưng các nhà phát triển đang làm việc với một nhóm nghiên cứu thần kinh học để thực hiện các thử nghiệm với một nhóm nhỏ những người bị bệnh Parkinson.
Nhà nghiên cứu của Microsoft Haiyan Zhang, trái
Và nhà thiết kế đồ hoạ Emma Lawton, người đang đeo một chiếc đồng hồ đặc biệt được đặt theo tên của cô, khiến cô run rẩy trong vòng tay vì bệnh Parkinson. (Ảnh: Microsoft)
Theo Microsoft, chiếc đồng hồ này hoạt động thông qua sự kết hợp giữa cảm biến và kỹ thuật AI (trí thông minh nhân tạo) để phát hiện và giám sát các triệu chứng như run rẩy, cứng và không ổn định.
"Một khi các triệu chứng được xác định và đo lường, thì có thể phát triển công nghệ và thiết bị giúp con người quản lý các triệu chứng này. AI được sử dụng để phân loại thông tin cảm biến và gợi ý phản hồi thời gian thực trên các thiết bị nhỏ như thiết bị đeo."
Microsoft nhấn mạnh rằng Emma Watch không phải là một phương thuốc chữa căn bệnh mà 10 triệu người đang mắc phải: "Thay vào đó, mục tiêu sâu hơn của nghiên cứu là xác định xem liệu Emma Watch có thể giúp những người có triệu chứng tương tự như bệnh Parkinson hay không?
FDA đồng ý lưu hành loại thuốc mới trị bệnh Parkinson
Cơ Quan Quản Trị Dược và Thực Phẩm Liên Bang (FDA) vừa loan báo chấp thuận một loại thuốc mới có tên “Xadago” cho việc chữa trị bệnh Parkinson’s.