Mở tài khoản khi du học Đức
Nước Đức với hệ thống giáo dục lâu đời có danh tiếng, là điểm đến du học của nhiều sinh viên trên thế giới trong đó có Việt Nam. Việc chi tiêu ở Đức cũng rất khác biệt so với các nước khác khi bạn du học, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về cách mở tài khoản và chi tiêu tại Đức.
10:30 03/05/2017
Sử dụng EC trong thanh toán
So với các nước khác, học phí ở các đại học bên Đức rất thấp, gần như là lệ phí tượng trưng, và sinh viên còn được miễn nhiều khoản phí phát sinh cũng như được phép làm thêm để có thu nhập.
Một yêu cầu bắt buộc để được chấp nhận học tại Đức là du học sinh phải có tài khoản (khoảng 8.000 euro) tại một ngân hàng của Đức để đảm bảo việc học và sinh sống.
Tài khoản này dùng để chuyển học phí hoặc nhận tiền lương khi du học sinh làm thêm. Du học sinh tại Anh sử dụng tài khoản với tên gọi Current Account, ở Mỹ là Checking Account, còn ở Đức là Girokonto.
Tuy nhiên, sự khác biệt khi du học ở Đức là tài khoản ngân hàng còn là chìa khóa để mở thêm một Electronic Cash (EC) vốn rất phổ biến. Khác với các nước khác thường thanh toán bằng thẻ tín dụng, tại Đức, người dân lại chuộng sử dụng EC có chức năng như một thẻ ghi nợ và được công nhận toàn quốc như một thẻ thanh toán.
Nhiều ngân hàng cung cấp cho sinh viên một tài khoản miễn phí hoặc với chi phí rất thấp.
Xuân, du học sinh tại Đại học Damstadt, cho biết: “Các ngân hàng chỉ quan tâm là bạn có passport và visa lưu trú ít nhất một năm chưa, để họ lưu thông tin khách hàng và đảm bảo tài khoản hoạt động ít nhất là một năm. Nếu là sinh viên thì được hưởng các ưu đãi về phí cho sinh viên.
Ngay từ khi mới sang, tôi đã được hướng dẫn mở tài khoản tại ngân hàng ở Đức và làm thẻ thanh toán”. Xuân đưa ra lời khuyên: “Khi sử dụng các thẻ thanh toán khác, tốt nhất bạn nên mở tài khoản ngay tại Đức thay vì mở ở nước mình rồi đem sang.
Dùng thẻ mở ở Việt Nam ra nước ngoài rút tiền sẽ bị chồng nhiều loại phí, như phí giao dịch vãng lai, phí chuyển đổi ngoại tệ… Đôi khi còn có thể không thanh toán được, do người ta không kiểm tra được tài khoản của bạn”.
Không khó để mở tài khoản, du học sinh chỉ cần liên hệ với văn phòng hỗ trợ sinh viên quốc tế của các trường tại Đức để được giúp đỡ miễn phí.
Tiết kiệm bằng các loại thẻ
Đặc biệt, du học sinh còn được hỗ trợ với Card4students. Để tìm hiểu loại dịch vụ này, bạn có thể vào www.card4students.de để hiểu thêm các tiện ích.
Loại thẻ này là dự án được phát triển bởi Khoa Quản trị và Truyền thông kinh doanh của trường Đại học Augsburg vào năm 2001, chỉ dành riêng cho sinh viên và được xem như một loại thẻ giảm giá.
Chủ thẻ sẽ nhận được sự hỗ trợ về giá từ hơn 7.000 đối tác tham gia loại thẻ này, đó thường là các quán ăn, cửa hàng bán thực phẩm, các câu lạc bộ hoặc cả quán bar…
Tuy nhiên, Card4students không phải là thẻ tích lũy điểm thưởng, nó được phát hành cùng lúc với một tài khoản Girokonto của Ngân hàng DKB.
Cả hai đều được cấp miễn phí và đặc biệt hữu ích nếu bạn có một tài khoản ngân hàng tại Đức. Bạn có thể sử dụng tài khoản như một thẻ EC hoặc một thẻ tín dụng visa để rút tiền ở ngân hàng hoặc từ các máy ATM trên toàn thế giới.
Mặc dù sinh viên bản xứ và du học sinh được miễn phí nhiều khoản, nhưng du học sinh vẫn có thể tiết kiệm thêm bằng nhiều hỗ trợ khác như sử dụng thẻ sinh viên (thẻ ID) do trường đại học cấp.
Bên cạnh đó, các nhà hát, rạp chiếu phim, hồ bơi, các nhà sản xuất phần mềm máy tính cũng ưu tiên giảm giá cho sinh viên.
Ngoài thẻ ID, sinh viên còn có thể sử dụng các loại thẻ giảm giá dành cho khách hàng trung thành. Bạn có thể tìm hiểu về loại thẻ này tại www.payback.de và “Payback-Karte” là một chương trình đang lan rộng ở Đức.
Theo các nhà nghiên cứu thị trường ở Đức, nhiều gia đình tại Đức đã sử dụng hệ thống tích điểm thưởng “Payback”. Các siêu thị, cửa hàng bán thức ăn nhanh, cửa hàng bán lẻ luôn dành nhiều ưu đãi cho khách hàng quen thuộc. Bạn có thể tích điểm tại các cửa hàng, sau đó dùng thẻ ưu đãi hoặc điểm tích lũy trao đổi.
Mời… hack website của Không quân Mỹ
Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đang chuẩn bị một cuộc thi “săn lỗ hổng”, bắt đầu cho đăng kí vào ngày 15 tháng 5.