Mối liên quan giữa thiếu ngủ và béo phì ở trẻ em
Nghiên cứu chỉ ra rằng bên cạnh việc ăn uống lành mạnh và tập luyện, ngủ đủ cũng có thể là một yếu tố chìa khóa trong kiểm soát cân nặng ở trẻ em và thanh thiếu niên.
06:00 07/02/2019
Các phát hiện cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên ngủ ít hơn thời gian được khuyến nghị có nguy cơ cao hơn bị thừa cân.
Nhìn chung, chúng có nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì cao hơn 58%, một yếu tố nguy cơ phổ biến của nhiều bệnh chuyển hóa tim mạch.
Michelle Miller từ ĐH Warwick ở Conventry, Anh cho biết: “Thừa cân có thể dẫn tới bệnh tim mạch và tiểu đường týp 2 ở trẻ”. Các kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng giấc ngủ có thể là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây béo phì trong tương lai ở trẻ.
Trong nghiên cứu được công bố trên tờ Sleep, nhóm nghiên cứu đã báo cáo kết quả của 42 nghiên cứu về trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên tuổi từ 0 tới 18 bao gồm 75.499 người tham gia.
Miller cho biết: "Kết quả chỉ ra mối quan hệ thống nhất giữa mọi lứa tuổi chỉ ra rằng nguy cơ này tăng ở cả trẻ nhỏ và trẻ lớn hơn”.
Tỷ lệ béo phì đã gia tăng trên toàn thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố nó là một đại dịch toàn cầu.
Theo các khuyến cáo gần đây của Hội Giấc ngủ Quốc gia Mỹ trẻ từ 4 tới 11 tháng cần ngủ 12 tới 15 giờ mỗi đêm, trẻ lớn hơn (từ 1 tới 2 tuổi) cần ngủ 11 tới 14 tiếng.
Trẻ ở trường mầm non (3-5 tuổi) nên ngủ 10-13 tiếng, trong khi trẻ ở độ tuổi đi học (3 tới 13 tuổi) cần ngủ 9 tới 11 tiếng. Thanh thiếu niên (14-17 tuổi) được khuyên ngủ 8 tới 10 tiếng.
(theo Univadis/THS)
Dịch cúm tại Mỹ làm 13 trẻ em tu vong, 1.500 người nhiễm bệnh
19 bang tại Mỹ và thành phố New York đang ở trong tình trạng cảnh giác cao vì dịch cúm bùng phát. Ít nhất 13 trẻ em đã tu vong và hơn 1.500 người nhiễm cúm.