'Món quà' kinh tế đến muộn với Trump

Ngay trước thềm bầu cử, Tổng thống Trump bất ngờ nhận được "món quà" tranh cử muộn, khi kinh tế Mỹ tăng trưởng kỷ lục trong quý III.

03:00 01/11/2020

Kinh tế từ lâu được xem là lá bài tranh cử quan trọng cho nỗ lực thêm 4 năm tại Nhà Trắng của Tổng thống Donald Trump và các khảo sát cho thấy ông vẫn giữ lợi thế về vấn đề này. Tuy nhiên, lá bài này đã suy yếu nghiêm trọng do Covid-19, đại dịch khiến hơn 230.000 Mỹ tử vong và nhiều cuộc thăm dò dư luận cho thấy đối thủ Joe Biden đang dẫn trước Trump trên toàn quốc và ở nhiều bang chiến trường quan trọng.

Tuy nhiên, chiến dịch tranh cử của đang đứng trước cơ hội "lật ngược thế cờ" khi nền kinh tế Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục trong quý III. Bộ Thương mại Mỹ công bố GDP quý III tăng 33,1%, mức tăng mạnh nhất trong lịch sử hiện đại của nước này sau khi trải qua quý II tệ nhất.

Tổng thống Donald Trump tại sự kiện ở Jupiter, bang Florida tháng trước. Ảnh: NYTimes.
Tổng thống Donald Trump tại sự kiện ở Jupiter, bang Florida tháng trước. Ảnh: NYTimes.

luôn trấn an các cử tri rằng ông sẽ đưa nền kinh tế Mỹ trở lại thời kỳ phát triển mạnh mẽ trước đại dịch. Báo cáo mới của Bộ Thương mại Mỹ là tin tốt đối với ông và lập tức được Tổng thống Mỹ "khoe" trên Twitter.

"Mức GDP vừa được thông báo. Đó là con số lớn nhất và tốt nhất trong lịch sử của đất nước chúng ta và thậm chí không dừng lại ở đó. Năm tới sẽ là một năm tuyệt vời", Trump viết.

Ông cũng liên tục trích dẫn con số 33,1% trong suốt sự kiện tranh cử ở Tampa, bang Florida hôm 29/10, đồng thời hứa hẹn về việc cắt giảm thuế và mức tăng trưởng việc làm kỷ lục.

"Mức tăng trưởng kinh tế bùng nổ này lớn gấp 4 lần mức các chuyên gia dự đoán... và nó là mức lớn nhất trong lịch sử. Không quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, đang phục hồi như chúng tôi", ông nói.

Trước khi đại dịch tấn công, Mỹ báo cáo tỷ lệ thất nghiệp 3,5%, mức thấp nhất trong 50 năm, cùng mức lương tăng và lạm phát thấp. Nhưng Tổng thống Mỹ đã phải thay đổi giọng điệu về nền kinh tế, khi Mỹ mất 20 triệu việc làm trong tháng 4, do các doanh nghiệp trên cả nước phải đóng cửa vì đại dịch lan rộng. Cho đến nay, Mỹ đã khôi phục được khoảng 11 triệu việc làm bị mất và giúp tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 7,9%, từ mức đỉnh điểm 14,7% hồi tháng 4.

Cố vấn kinh tế Larry Kudlow cho rằng việc tiếp tục chính sách thuế và cắt giảm các quy định của chính quyền sẽ giúp ích cho nền kinh tế. "Tôi sẽ không thay đổi mọi thứ giữa chừng. Tôi sẽ tiếp tục các chính sách đã giúp đưa chúng tôi đến với sự phục hồi mạnh mẽ, có thể kéo dài tới 2021 và lâu hơn thế nữa", Kudlow nói.

Dù báo cáo mới được xem là tin tức tốt đối với Trump và cả nước Mỹ, nhiều nhà kinh tế cảnh báo nó không phản ánh tất cả thiệt hại nghiêm trọng mà đại dịch gây ra. Họ cho rằng GDP của Mỹ cần đạt mức 45,7% trong quý III thì nền kinh tế mới khôi phục hoàn toàn.

"Mức tăng trưởng kỷ lục này chưa đủ giúp chúng ta thoát khỏi cái hố do Covid-19 tạo ra", Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng của công ty Grant Thornton, viết trong bài phân tích hôm 29/10.

Bà và nhiều nhà kinh tế khác hối thúc Mỹ ban hành một gói kích thích kinh tế mới, nhưng quốc hội và chính quyền vẫn chưa tìm thấy tiếng nói chung về vấn đề này. "Nếu không có thêm gói kích thích, chúng ta sẽ không có nền tảng vững chắc để tái thiết khi khủng hoảng này qua đi", Swonk nói.

Các nhà kinh tế cũng nói rằng báo cáo tăng trưởng hôm 29/10 che giấu những vấn đề thực sự của nền kinh tế Mỹ. Hơn 22 triệu người Mỹ vẫn cần tới trợ cấp thất nghiệp và làn sóng Covid-19 thứ ba hiện nay có thể đe dọa đà phục hồi của nền kinh tế.

"GDP tăng mạnh tạo ấn tượng sai lầm về tình hình thực sự của nền kinh tế", Gregory Daco và James Watson, hai nhà kinh tế của công ty Oxford Economics, viết trong một bài phân tích hôm 29/10.

Cử tri Mỹ có xu hướng đánh giá cao Trump về cách ông điều hành nền kinh tế, khi so với cách xử lý các vấn đề khác như đại dịch hay phân biệt chủng tộc. Khảo sát của Suffold University/USA Today công bố ngày 29/10 chỉ ra 48% người Mỹ tán thành cách Trump điều hành đề kinh tế, trong khi 45% phản đối. Nhưng về vấn đề đại dịch, ông chủ Nhà Trắng chỉ nhận được 38% ủng hộ, trong khi 57% phản đối.

Tuy nhiên, một số khảo sát khác cho thấy ứng viên Biden đang thu hẹp lợi thế của Tổng thống Trump về điều hành kinh tế giữa đại dịch. Khảo sát của Morning Consult/Politico thực hiện hồi đầu tháng này chỉ ra 46% cử tri tin tưởng Biden có thể điều hành tốt quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch, trong khi 44% tin tưởng Trump hơn.

 (giữa) thăm nhà máy sản xuất máy giặt Whirlpool Corporation ở Clyde, bang Ohio hồi tháng 8. Ảnh: Reuters.
(giữa) thăm nhà máy sản xuất máy giặt Whirlpool Corporation ở Clyde, bang Ohio hồi tháng 8. Ảnh: Reuters.

Trump thường xuyên công kích các kế hoạch của Biden, đồng thời tranh luận rằng chính quyền dưới thời Biden sẽ tăng thuế và áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn để ngăn đại dịch, gây tổn hại tới tăng trưởng kinh tế và dẫn tới suy thoái.

Cựu phó tổng thống nói rằng ông sẽ tăng thuế đối với những người kiếm được hơn 400.000 USD mỗi năm. Biden hồi tháng 9 nói rằng ông sẽ nghe theo lời khuyên của các nhà khoa học nếu họ nói cần đóng cửa cả nước Mỹ để ngăn Covid-19. Tuy nhiên, ứng viên Dân chủ sau đó nói ông cho rằng Mỹ không cần tới một bước đi như vậy.

Biden cũng thường xuyên chỉ trích Trump về phản ứng với Covid-19, vấn đề trọng tâm trong chiến dịch tranh cử năm nay. Trong tuyên bố về mức tăng trưởng GDP, Biden cho rằng Tổng thống Mỹ xử lý đại dịch thất bại ngay từ đầu và việc đóng cửa hàng loạt hồi mùa xuân đáng lẽ có thể tránh được. Ông cũng nói rằng chỉ những người giàu mới được hưởng lợi từ sự phục hồi sau đó.

"Báo cáo này nhấn mạnh ba sự thật không thể chối cãi về nền kinh tế dưới thời Donald Trump: chúng ta đang dưới hố sâu và thất bại của khiến tăng trưởng quý III của không đủ để đưa chúng ta thoát khỏi nó. Quá trình phục hồi đang chậm lại nếu không muốn nói là đình trệ. Sự phục hồi hiện tại chỉ giúp người giàu, nhưng bỏ lại hàng chục triệu gia đình lao động và doanh nghiệp nhỏ ở phía sau", ứng viên Dân chủ nói.

Dù nhiều người cho rằng báo cáo kinh tế mới có thể tạo cú hích cho Tổng thống Mỹ ngay trước thềm bầu cử, không ít thành viên Cộng hòa không mấy lạc quan về điều này. Họ thừa nhận thông điệp kinh tế của Tổng thống Mỹ hiệu quả, nhưng nó ít có khả năng tạo ra khác biệt cho ông vào ngày bầu cử. Tới hiện tại, hơn 80 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu bầu cử.

"Ông ấy biến kinh tế trở thành trọng tâm của chiến dịch tái tranh cử. Nhưng đây thực sự là một phép thử về mức độ ủng hộ của ông ấy", Dan Eberhart, nhà gây quỹ nổi tiếng của đảng Cộng hòa, nói. "Có lẽ không đủ thời gian để thông tin tốt về kinh tế này có thể thay đổi cuộc chơi, nhưng nó giúp công nhận chính sách kinh tế của ".

Chuck Coughlin, chiến lược gia lâu năm của đảng Cộng hòa ở bang chiến trường Arizona, cho biết thái độ của Tổng thống Trump đối với đại dịch đã khiến ông mất niềm tin của các cử tri, ngay cả khi thông điệp kinh tế của ông đi đúng hướng.

"Ông ấy đúng về kinh tế và nền kinh tế của Arizona đã hoạt động tốt hơn so với phần còn lại của đất nước, nên ông ấy không vấp rào cản lớn về vấn đề này ở đây", Coughlin nói, nhưng cho rằng Tổng thống Trump không được đánh giá cao về vấn đề xử lý đại dịch.

Thanh Tâm (Theo Hill, The Australian)

Link nguồn: https://vnexpress.net/mon-qua-kinh-te-den-muon-voi-trump-4184589.html

Tags:
Goni trở thành SUPER ULTRA ULTIMATE BÃO.

Goni trở thành SUPER ULTRA ULTIMATE BÃO.

Vào ngày hôm qua, Bão số 10 trở thành cơn bão mạnh nhất thế giới trong năm 2020.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất