MUA TIỆM NAIL Ở MỸ: NHỮNG THỦ TỤC PHÁP LÝ CẦN BIẾT

Một trong những lĩnh vực kinh doanh ở Mỹ mà người Việt mình ưa thích và bỏ tiền đầu tư vào nhất, đó là việc mua lại các cơ sở kinh doanh đang hoạt động tại Mỹ, nhất là những tiệm nail của người Việt.

09:30 24/07/2019

Thân chào các bạn,

Một trong những lĩnh vực kinh doanh ở Mỹ mà người Việt mình ưa thích và bỏ tiền đầu tư vào nhất, đó là việc mua lại các cơ sở kinh doanh đang hoạt động tại Mỹ, nhất là những tiệm nail của người Việt. Nhiều nhà đầu tư Việt Nam có đủ kinh nghiệm và khôn ngoan để lựa chọn để mua lại một tiệm nail có tỷ suất lợi nhuận cao, và với giá mua hợp lý nhất. Tự nhiên hầu hết những nhà đầu tư Việt không am hiểu về các thủ tục pháp lý trong việc sang nhượng, mua bán một cơ sở kinh doanh tại Mỹ, đặc biệt là đối với tiệm nail, vì đây là loại hình kinh doanh đặc thù, đòi hỏi phải tuân thủ theo một số điều kiện thủ tục theo quy định. Trong phạm vi bài viết này mình xin giới thiệu khái quát về các thủ tục pháp lý để để mua bán một tiệm nail tại Mỹ.

Thủ tục pháp lý đầu tiên trong việc mua bán một tiệm nail tại Mỹ, đó là bên mua cần thiết phải tìm hiểu việc người chủ trung tâm thương mại nơi có tiệm nail có đồng ý cho người chủ tiệm nail được sang lại hợp đồng thuê mặt bằng cho người mua hay không. Điều này là rất quan trọng, bởi vì nếu người chủ mặt bằng, trung tâm thương mại không đồng ý, thì người mua lại tiệm nail chỉ có thể để kinh doanh trong khoảng thời gian còn lại của hợp đồng thuê mặt bằng mà thôi. Và hết thời gian này buộc tiệm nail phải di dời đi nơi khác. Trên nguyên tắc thi việc di dời này có thể thực hiện được, Tuy nhiên, trên thực tế thì gần như không thể, bởi vì lợi nhuận của một tiệm nail thường gắn liền với vị trí địa lý của tiệm nail đó, phụ thuộc vào lượng khách hàng địa phương, cũng như là tên tuổi có tiệm gắn với khu vực dân cư đó. Thành ra, nếu tiệm nail dời đi chỗ khác, thì sẽ mất đi lượng khách quen rất nhiều mà tiệm đã gây dựng được nên trước đây.

Việc người chủ mặt bằng trung tâm thương mại từ chối việc người chủ tiệm sang nhượng hợp đồng thuê lại cho người mua rất ít khi xảy ra, và thường khi là người chủ tiệm nail chậm trễ nhiều lần trong việc trả tiền thuê mặt bằng hàng tháng, để xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, mất vệ sinh tạo ra nguy cơ cháy nổ … trong những trường hợp như vậy, thường là người chủ mặt bằng, trung tâm thương mại sẽ từ chối việc chuyển nhượng hợp đồng thuê. Nhiều chủ mặt bằng trung tâm thương mại rất khắt khe trong việc kiểm tra uy tín của người mua lại tiệm nail. Họ thường kiểm tra khả năng tài chính của người mua lại tiệm nail bằng cách thức phổ biến là kiểm tra điểm credit. Tuy nhiên, đối với người mua là ở Việt Nam, thì thường là những người mua này không có điểm credit tại Mỹ, bởi vậy là người chủ mặt bằng trung tâm thương mại thường là sẽ yêu cầu người chủ tiệm nail (người bán) đồng bảo trợ tài chính cho người mua, tức là phải chịu trách nhiệm trả tiền thuê mặt bằng trong trường hợp người mua không có khả năng chi trả tiền thuê.

Bước tiếp theo trong việc mua bán tiệm nail, đó là các bên mua và bán cần phải kết với nhau một thỏa thuận mua bán, thường gọi là Bill of Sales, hay sale agreement. Trong thỏa thuận này phải thể hiện đầy đủ các điều khoản của một hợp đồng mua bán. Việc soạn thảo hợp đồng mua bán này bài các bên nên giao cho một văn phòng chuyên về các thủ tục pháp lý này để soạn thảo được bản hợp đồng đảm bảo quyền lợi nhất cho cả bên mua và bên bán.

Trước khi đặt bút viết vào thỏa thuận mua bán, bên mua cần thiết phải kiểm tra những trách nhiệm pháp lý, những khoản nợ tài chính mà bên bán vẫn còn chưa thực hiện. nhưng khoảng cách nhiệm pháp lý này bao gồm những khoản tiền phạt từ State board, khoản tiền bồi thường cho khách hàng theo quyết định bản án của tòa án, những khoản nợ thuế… những khoản nợ tài chính bao gồm các khoản vay mượn từ tổ chức cá nhân để sử dụng cho hoạt động kinh doanh của tiệm nail, nợ lương nhân viên, nợ từ người cung cấp đối với những dụng cụ nguyên vật liệu mua nhưng chưa trả tiền, những coupons khuyến mãi đã phát hành nhưng chưa thu hồi…

Việc kiểm tra trách nhiệm pháp lý trách nhiệm tài chính này là rất quan trọng, vì nếu người bán không kiểm tra kỹ, thì sau khi thủ tục mua bán được hoàn tất người bán phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho những khoảng cách nhiệm pháp lý, trách nhiệm tài chính này.

Thông thường, việc ký kết thỏa thuận không cạnh tranh sẽ diễn ra cùng lúc với việc ký kết thỏa thuận mua bán. Trong lĩnh vực đặc thù như kinh doanh tiệm nail, khách hàng của tiệm phần lớn là những cư dân địa phương, và họ biết đến tiệm là do vị trí địa lý của nó, và thường là khách hàng đã quen với tiệm nail với người chủ tiệm với người thợ nào trong tiệm thì họ hay tìm đến đến với người chủ hay người thợ đó. Bởi vậy, nếu không ký kết thỏa thuận không cạnh tranh, thì người bán sau đó có thể ra mở một tiệm nail gần đó, đồng thời sẽ kéo thợ và khách hàng về tiệm mới của mình, là người mua tiệm sẽ không thể có khách cũng như không đủ thợ để tiếp tục kinh doanh. Chính vì điều đó đó gần như như trong tất cả các giao dịch mua bán tiệm nail, thỏa thuận không cạnh tranh là một phần không thể tách rời của hợp đồng mua bán. Bởi vậy người mua tiệm cần nhờ một văn phòng có kinh nghiệm để soạn thảo một thỏa thuận không cạnh tranh đầy đủ các điều khoản bảo vệ cho quyền lợi của người mua.

Trong tất cả các trường hợp mua bán tiệm nail tại Mỹ, người mua cần phải có tư cách pháp lý tại Mỹ theo quy định để thực hiện các nghĩa vụ tài chính như kê khai và nộp thuế... theo quy định. Tư cách pháp lý tại Mỹ của người mua được hiểu là người mua đang hiện diện trên lãnh thổ Mỹ và được cấp mã số thuế cá nhân; hoặc là trong trường hợp người mua tiệm đang ở Việt Nam, thì cần thiết phải thành lập lập một doanh nghiệp tại Mỹ để đứng ra ký kết hợp đồng mua bán và các giấy tờ pháp lý liên quan. Người mua có thể ủy quyền cho một cá nhân ấn tổ chức hợp pháp tại Mỹ để đứng ra ký kết các hợp đồng mua bán bán và thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan đối với việc mua bán và hoạt động kinh doanh của tiệm nail sau này.

Một trong những thiếu sót quan trọng mà người mua tiệm nail thường hay mắc phải nhất là những người mua là nhà đầu tư từ Việt Nam. đó là hiện nay phần lớn khách hàng có xu hướng chuyển sang thanh toán phí dịch vụ bằng thẻ. Việc này đòi hỏi trong tiệm phải có có đặt máy cà thẻ thanh toán. Thông thường, các công ty cho thuê máy cà thẻ thường yêu cầu người chủ tiệm phải có số an sinh xã hội hoạch mã số thuế cá nhân, thì lúc đó họ mới đồng ý ký kết hợp đồng cho thuê máy cà thẻ. Nhà đầu tư từ Việt Nam thường là không có số an sinh xã hội thật là mã số thuế cá nhân để để được thuê máy cà thẻ thanh toán. Vì vậy, người mua tiệm làm nhà đầu tư từ Việt Nam cần lưu ý nội dung này, và cần thiết phải có cá nhân, tổ chức có mã số thuế cá nhân, số an sinh xã hội để để giúp đứng tên trong hợp đồng thuê máy cà thẻ thanh toán.

Khâu cuối cùng trong thủ tục mua bán tiệm nail, đó là người mua phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của tiểu bang, của thành phố nơi có tiệm nail, có thể phải xin thêm một số giấy phép cần thiết tùy vào quy định của mỗi địa phương.

Tóm lại, các nhà đầu tư nếu có ý định mua tiệm nail thì nên hết sức chú ý thủ tục pháp lý trong việc mua bán tiệm để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra mà rủi ro và thiệt hại phần lớn sẽ thuộc về người mua tiệm.

Tags:
Giáo sư Mỹ: 'Việt Nam có chiến lược bảo vệ từng centimet chủ quyền'

Giáo sư Mỹ: 'Việt Nam có chiến lược bảo vệ từng centimet chủ quyền'

Các hành động hung hăng và coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông đã biến tuần qua trở thành một tuần sôi động của khu vực khi lần lượt các bên liên quan đều lên tiếng bằng nhiều cách khác nhau.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất