Mục đích cuối cùng của những kẻ giả mạo kết hôn tại Mỹ
Vào ngày 13-5-2019, Các nhà điều tra liên bang Mỹ đã triệt phá thành công một đường dây chuyên làm giả giấy tờ kết hôn cho người nước ngoài. Nghi phạm cầm đầu là một người Mỹ gốc Việt, Ashley Yen Nguyen, 53 tuổi, điều hành hoạt động của băng nhóm ở ngoại ô thành phố Houston nhưng có “chân rết” tại khắp các bang của Mỹ và tại Việt Nam. Mục đích cuối cùng của nhưng người nhập cư trái phép này là được tiếp cận quỹ phúc lợi của nước Mỹ.
08:30 26/05/2019
Với tốc độ gần 100.000 người nhập cư vào Mỹ mỗi tháng như hiện nay, các quan chức cho rằng hơn một triệu người sẽ vượt biên vào nước này trong một năm. Số người nhập cư theo diện gia đình cũng đã chạm mức kỷ lục hồi tháng 2, tăng 560% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ riêng trong tháng 4-2019, giới chức Mỹ dự đoán sẽ có tới 27.000 trẻ em vượt biên và bước vào hệ thống nhập cư của Mỹ. Các trại tạm giữ ở biên giới quá tải đến mức lực lượng biên phòng ở El Paso hồi tháng 3 đã phải cho 3.500 người nhập cư trú tạm dưới gầm cầu, quây quanh bằng hàng rào thép gai.
Đối với Tổng thống Donald Trump, kể từ khi nhậm chức vào đầu năm 2016, mục đích của ông luôn là việc ngăn chặn là sóng nhập cư bất hợp pháp bởi lí do ông đã nêu rõ: “Chúng ta đang bị xâm lược bởi những kẻ buôn ma túy và tội phạm kéo tới nước Mỹ”. Vào ngày 7-4-2019, Tổng thống Trump đã bất ngờ sa thải Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen, người bị ông cho là đã thất bại trong nỗ lực chấm dứt làn sóng người tị nạn. Cùng với đó là những đạo luật như RAISE hay DREAM, từng được cựu Tổng thống Barack Obama ban hành, đã bị Tổng thống đương nhiệm Donald Trump bác bỏ.
Do đó, để nhập cư vào Mỹ, trở thành công dân của nước Mỹ, đó phải là những người có đáp ứng đủ các yêu cầu của Mỹ, phải trải qua một thời gian thử thách và xác thực nhất định của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ. Nhiều người đã phải chờ đợi nhiều năm liền, tuy nhiên những đối tượng “lách” luật đã lợi dụng lỗ hổng pháp lý để trục lợi cho bản thân.
Kết hôn giả với công dân Mỹ để có thể dễ dàng nhập tịch Mỹ
Trong thời điểm tình hình chính trị và những chính sách căng thẳng của Tổng thống Donald Trump áp dụng lên những người nhập cư và di trú, vào ngày 13-5-2019, các nhà điều tra liên bang Mỹ đã triệt phá một đường dây chuyên làm giả giấy tờ kết hôn cho người nước ngoài. Nghi phạm cầm đầu là một người Mỹ gốc Việt, Ashley Yen Nguyen, 53 tuổi, điều hành hoạt động của băng nhóm ở ngoại ô thành phố Houston nhưng có “chân rết” tại khắp các bang của Mỹ và tại Việt Nam.
Theo thông cáo của Bộ Tư Pháp Mỹ cho biết:”Các đôi vợ chồng này bị cáo buộc kết hôn theo một thỏa thuận tài chính với mục đích chủ yếu là lách luật nhập cư Mỹ”
Đường dây này đã hoạt động từ tháng 8-2013 với mức phí từ 50.000 cho đến 70.000 USD mỗi người để được sắp xếp một người vợ hoặc chồng giả tại Mỹ. Sau đó, những người nhập cư trái phép phải trả thêm một khoản tiền mặt cho những lợi ích đi kèm để được thường trú hợp pháp hoàn toàn. Ngoài ra, những công dân Mỹ tham gia vụ kết hôn giả này cũng nhận được một phần thù lao.
Sau khi thỏa thuận xong, nhóm người này trình các giấy tờ giả mạo lên cơ quan nhập cư, trong đó có tài liệu thuế và việc làm, để giúp các khách hàng đạt quyền nhập cảnh và cư trú tại Mỹ. Những kẻ này còn cung cấp cả album ảnh cưới giả để chứng minh rằng họ đã tổ chức lễ cưới. Các đôi vợ chồng giả không hề chung sống với nhau và chỉ mới gặp gỡ khi có giấy đăng ký kết hôn.
Sáng 13-5, Ashley Yen Nguyen, con gái và chồng không chính thức của bà này cùng hơn chục nghi phạm đã dự phiên tòa đầu tiên trước sự chứng kiến của nhiều bạn bè và người thân. Con gái của Nguyen được tại ngoại trong khi bà này và chồng tiếp tục bị giam chờ xét xử.
Cầm đầu đường dây làm giấy kết hôn giả là một người Mỹ gốc Việt: Ashley Yen Nguyen
Nghi phạm thứ 2 trực tiếp làm giả giấy tờ cho các vụ kết hôn giả này chính là luật sư Nguyễn Lê Thiên Trang (45 tuổi, sống tại Pearland, Texas). Theo hồ sơ điều tra, Trang từng yêu cầu một trong các nhân chứng bỏ trốn, không đi lại bằng máy bay và không cung cấp thêm thông tin cho các cơ quan chức năng.
Tính đến ngày 13-5, Văn phòng công tố tại quận Nam Texas cho biết 96 đối tượng bị truy tố với 206 tội danh liên quan đến đường dây dàn xếp kết hôn giả, trong đó đã có 50 người bị bắt giữ.
Thay vì trở thành người thường trú tại Mỹ có thẻ xanh trong vòng 5 năm, thì những người đã kết hôn với công dân Mỹ chì mất 3 năm để được nhập tịch. Mục đích cuối cùng của những người này là nhắm vào quỹ phúc lợi xã hội của Mỹ, cùng với đó là những chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên đại học, miễn phí tiền học tại các trường công lập từ nhà trẻ cho đến bậc trung học, các chính sách vay chính phủ lãi suất thấp cho việc xây nhà, mua xe… Đối với những cặp vợ chồng, thì người vợ (chồng) khi nộp đơn nhập tịch cho ICE (Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ), họ được sẽ chấm điểm dựa trên đối tác muốn kết hôn. Như vậy, các đối tượng đã vượt qua được rất nhiều những thủ tục và yêu cầu phức tạp ở Mỹ.
Nguồn: anninhthudo.vn
"Thị trấn ung thư Mỹ" trong suốt 50 năm và những câu chuyện đau đớn đến nhói lòng
Đây giống như một vụ diệt chủng bằng không khí. Nếu chúng tôi ở một vùng đất đang có chiến tranh, một kẻ ném bom hóa chất khiến chúng tôi tử vong ngay lập tức, cả thế giới sẽ đứng lên và nói đây là tội diệt chủng.