Mười lăm phút để biết tuốt về quy trình xin visa tại các nước trên thế giới

Nếu đây là chuyến du lịch đầu tiên của bạn ra nước ngoài hoặc đã lâu chưa xin visa đi đâu thì bạn nên đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn từ tổng quát đến chi tiết nhất về quy trình xin nhập cảnh. Việc xin visa đúng là khó mà dễ, dễ mà khó tùy thuộc cả vào bạn lẫn quốc gia mà bạn mong muốn được đặt chân đến.

09:30 11/06/2020

Bài viết dưới đây, Traveloka ưu tiên dành cho những tín đồ du lịch khi muốn được bay xa hơn đến những chân trời mới. Hi vọng những kinh nghiệm xin visa du lịch này sẽ giúp bạn thỏa chí vi vu, đi đây đi đó, đi xa đi gần ra khỏi biên giới quê hương.

1. Visa và passport là gì?

Passport (hộ chiếu) là một loại giấy tờ tùy thân do Chính phủ cấp cho công dân dùng để nhận dạng cá nhân và xác định quốc tịch của một người khi sang quốc gia khác. Có 3 loại hộ chiếu gồm: hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao.

Nội dung trong hộ chiếu gồm có :

–   Số hộ chiếu

–   Ảnh

–   Ghi họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính

–   Số chứng minh nhân dân

–   Nơi sinh

–   Cơ quan cấp; nơi cấp

–   Các nước có thể đi đến (hộ chiếu Việt Nam thì không có mục này)

–   Thời hạn sử dụng

–   Vùng để xác nhận thị thực

–   Tên và thông tin của trẻ em ghép chung hộ chiếu

Mười lăm phút để biết tuốt tuồn tuột về kinh nghiệm xin visa du lịch các nước trên thế giới
Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới nè. @leow297

Visa (thị thực nhập cảnh) là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư thuộc một quốc gia để xác minh bạn (hoặc một người nào đó) được cấp phép nhập cảnh vào quốc gia đó trong một khoảng thời gian quy định tùy trường hợp như nhập cảnh một lần hay nhiều lần.

Có nhiều loại visa khác nhau: visa di dân (nhập cảnh và định cư theo diện được bảo lãnh), visa không di dân (du lịch, công tác, kinh doanh, chữa bệnh, lao động có thời hạn, du học, chương trình trao đổi, ngoại giao, chính trị…)

Nói đơn giản, Passport (hộ chiếu) là giấy tờ được cơ quan thẩm quyền cấp cho công dân nước mình, trong khi đó, visa là loại giấy tờ được cấp từ nơi người xin cấp muốn đến nhưng không phải là công dân nước đó. Có passport trước thì mới có visa, không có chuyện ngược lại nhé.

Mười lăm phút để biết tuốt tuồn tuột về kinh nghiệm xin visa du lịch các nước trên thế giới
visallà giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư thuộc một quốc gia để xác minh bạn (hoặc một người nào đó) được cấp phép nhập cảnh vào quốc gia đó trong một khoảng thời gian quy định. @cara_hua

Bật mí một điều thú vị nho nhỏ, cuốn hộ chiếu là một trong những công cụ vô cùng có ích khi bạn đi đi du lịch kết hợp với shopping. Bởi, một số quốc gia, khi đưa hộ chiếu ra, bạn có thể được giảm giá trực tiếp cho một số mặt hàng như điện tử, thời trang hoặc mỹ phẩm. Ngoài ra, với cuốn hộ chiếu, bạn có thể mua hàng miễn thuế hoặc được hoàn thuế ngay tại sân bay. Đừng quên tận dụng để tiết kiệm được một khoản kha khá nhé.

2. Người Việt Nam có thể được miễn visa ở khoảng 48 quốc gia

  • Thái Lan: Thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

  • Singapore: Thời gian tạm trú không quá 30 ngày và có vé khứ hồi hoặc vé đi tiếp nước khác, có khả năng tài chính chi trả trong thời gian tạm trú và có đủ các điều kiện cần thiết để đi tiếp nước khác.

  • Lào: Thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

  • Dominica: Thời gian lưu trú 30 ngày.

  • Kyrgyzstan: Không giới hạn thời gian lưu trú.

  • Micronesia: Thời gian lưu trú 30 ngày.

  • Cambodia: Thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

  • Philippines: Thời gian tạm trú không quá 21 ngày với điều kiện hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng và có vé máy bay khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác.

  • Myanmar: Thời gian lưu trú không quá 14 ngày, điều kiện là hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng (Hiệp định với Myanmar có hiệu lực từ 26/10/2013).

  • Indonesia: Thời gian tạm trú không quá 30 ngày, không được gia hạn thời gian tạm trú.

  • Brunei: Thời gian tạm trú không quá 14 ngày.

  • Malaysia: Thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

  • Kyrgyzstan: Không phân biệt mục đích nhập cảnh.

  • Panama: Công dân Việt Nam nhập cảnh Panama với mục đích du lịch được miễn visa và thẻ du lịch – thời gian lưu trú 180 ngày

  • Ecuador: Thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày cho du khách Việt tham quan tại Ecuador.

  • Saint Vincent and the Grenadines: Đảo quốc vùng Caribbean là St. Vincent and the Grenadines không yêu cầu Visa đối với khách du lịch đến từ bất cứ quốc gia và vùng lãnh thổ nào. Tuy nhiên, để được nhập cảnh, Bộ Ngoại giao của St. Vincent and the Grenadines yêu cầu khách du lịch phải trình hộ chiếu còn hiệu lực, một vé máy bay khứ hồi và chứng minh mình có đủ tài chính để chi trả cho chuyến đi.

  • Haiti: Theo Bộ Ngoại giao Haiti, chỉ công dân ba nước: Colombia, Cộng hòa Dominica và Panama mới phải xin visa du lịch đến đất nước này, nghĩa là công dân các nước còn lại có thể lưu trú tại Haiti đến 90 ngày và thoải mái ngao du tại đây mà không cần visa.

  • Turks and Caicos: Quần đảo Turks và Caicos là một vùng lãnh thổ thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Để kích thích du lịch, nơi này miễn visa cho công dân đến từ rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khách du lịch chỉ việc chứng minh đã có sẵn một vé máy bay khứ hồi rời khỏi đảo sẽ được phép lưu trú trong vòng 30 ngày và được gia hạn thêm một lần.

  • Nhật bản: Từ tháng 11, khách du lịch Việt Nam, Philippines và Indonesia tham gia tour trọn gói của các công ty du lịch được Nhật Bản chỉ định sẽ được đơn giản hóa thủ tục xin thị thực du lịch một lần. Thời hạn có hiệu lực của thị thực Nhật Bản sẽ được kéo dài đến 5 năm (trước đây là 3 năm). Ngoài ra, công dân của 3 nước trên dù không đang cư trú tại nước họ mang quốc tịch cũng sẽ được xin thị thực vào Nhật Bản thông qua một cơ quan ngoại giao có thẩm quyền cấp thị thực tại nước họ đang cư trú.

  • Kenya: Thời hạn 3 tháng.

  • Hàn Quốc: Không cần visa khi đến đảo Jeju.

  • Madagascar: Thời gian lưu trú 90 ngày

  • Mali

  • Marshall quần đảo: Thời gian 90 ngày

  • Mauritania

  • Palau: Thời gian lưu trú 30 ngày

  • Papua New Guinea: Thời gian lưu trú 60 ngày

  • Saint Lucia: Thời gian lưu trú 6 tuần

  • Samoa: Được cấp phép nhập cảnh ngay tại sân bay và thời gian lưu trú 60 ngày

  • Comoros

  • Seychelles: Du khách được phép nhập cảnh với thời gian 60 ngày ở sân bay

  • Somalia: Visa được cấp ở sân bay với thời gian lưu trú 30 ngày với điều kiện bạn gửi trước cho phòng xuất nhập cảnh của sân bay thư mới 2 ngày trước khi bạn đến

  • Đài loan: Công dân Việt Nam (chưa từng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài) có visa trong thời hạn còn hiệu lực của các nước Mỹ, Canada, Anh, Nhật, Úc, New Zealand và visa Schengen châu Âu (bao gồm cả thẻ định cư) sẽ được miễn thị thực nhập cảnh Đài Loan lưu trú trong thời gian 30 ngày. Tuy nhiên, cần đăng kí trên mạng để được xét duyệt, sau khi được chấp thuận mới có thể làm thủ tục lên máy bay và nhập cảnh Đài Loan. Giấy chứng nhận chấp thuận có hiệu lực trong vòng 30 ngày, trong thời hạn còn hiệu lực có thể xin nhập cảnh nhiều lần. Việc đăng kí này được miễn phí làm thủ tục visa

  • Tanzania

  • Togo: Thời gian lưu trú 7 ngày

  • Tajikistan: Thời gian lưu trú 45 ngày

  • Zambia: Thời gian lưu trú 90 ngày.

  • Tuvalu: Thời gian lưu trú 1 tháng.

  • Maldives: Maldives không cần visa xin trước mà cấp tại chỗ cho du khách. Chỉ cần đưa vé máy bay khứ hồi, đặt phòng khách sạn ra là nhân viên nhập cảnh sẽ đóng dấu vào hộ chiếu (còn hạn trên 6 tháng). Visa này sẽ được miễn phí trong 30 ngày. Tuy nhiên có hơi khác với các quốc gia khác, họ còn có thêm dấu “Employment Prohibited” nhằm cấm không cho người lao động đến đây làm việc chui theo visa nhập cảnh kiểu du lịch này.

  • Đông Timor: Đông Timor không yêu cầu xin visa ở Việt Nam. Bạn cứ bay bình thường đến sân bay của họ. Tại đó, hải quan Đông Timor sẽ cấp thị thực nhập cảnh cho bạn với mức phí là 30 USD. Lưu ý là bạn phải trình 100 USD cho mỗi lần nhập cảnh. Số tiền nói trên chỉ là trình ra cho họ thấy chứ không nộp. Bạn cũng phải xuất trình cả vé máy bay khứ hồi.

  • Nepal: Nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đến với quốc gia nhỏ bé Nepal bạn chỉ cần chuẩn bị tiền USD để đóng lệ phí visa (20 USD cho visa 15 ngày), 2 ảnh thẻ cỡ giống nhau trên hộ chiếu và có một trang trống là có thể xin visa ở ngay sân bay Kathmandu. Thời gian lưu trú 90 ngày

  • Ấn Độ: Việt Nam là một trong số ít các nước được phép xin visa ngay tại 4 sân bay ở Ấn Độ: Delhi, Mumbai, Chennai và Kolkata. Tuy nhiên visa xin tại sân bay Ấn Độ là loại single (một lần) và có thời hạn 30 ngày, giá 60 USD.

  • Sri Lanka: Bạn chỉ cần nộp đơn xin visa qua mạng, thanh toán bằng thẻ ngân hàng cho phí visa, đợi có kết quả, in tờ xác nhận ra đem tới sân bay để làm thủ tục bay đi Sri Lanka.

  • Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE): Emirates và Etihad là hai hãng hàng không của UAE có đường bay từ Việt Nam hiện nay. Emirates thì bay thẳng đến Dubai trong khi Etihad bay đến Abu Dabhi. Nếu sử dụng vé của 2 hãng này bạn có thể xin visa dễ dàng ngay trên mạng hoặc liên hệ để được hướng dẫn chi tiết tại văn phòng của hãng ở TP HCM. Bạn cũng có thể mua các gói Stop Over không quá 96 tiếng bao trọn gói visa nếu đi đâu đó mà quá cảnh ở UAE.

  • Iran: Hộ chiếu phổ thông Việt Nam có thể lấy visa tại cửa khẩu Iran có giá trị trong 17 ngày và 50 USD.

  • Burundi: Cấp tại sân bay Bujumbura khi đến, thời gian lưu trú 30 ngày.

  • Cape Verde: cấp hộ chiếu tại sân ba

  • Guinea-Bissau: Thời gian lưu trú 90 ngày.

Mười lăm phút để biết tuốt tuồn tuột về kinh nghiệm xin visa du lịch các nước trên thế giới
Nếu ai là những tín đồ du lịch Hàn Quốc thì chắc hẳn rất thích thú với thông tin đảo Jeju miễn visa cho . @inhyeggo

3. Các loại giấy tờ cần chuẩn bị trước khi xin visa là gì?

– Hộ chiếu còn hạn trong vòng 6 tháng

– Tờ khai xin visa (bạn có thể tải trên trang web của Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán các nước)

– Ảnh chân dung 4.5 cm x 4.5 cm (thường là ảnh mặc áo sơ mi có cổ, không đeo kính nếu bạn bị cận, tóc gọn gàng để thấy rõ gương mặt và tai)

– Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính để đảm bảo là bạn có thể chi trả các chi phí trong chuyến đi: giấy chứng nhận thu nhập do nơi bạn đang làm việc cung cấp (hợp đồng lao động, bản sao kê lương, giấy xác nhận mức lương…), sổ tiết kiệm tại ngân hàng.

– Lịch trình cụ thể của chuyến đi: ngày nào đến, ngày nào rời đi, ngày nào ở thành phố/ tỉnh nào, tham quan những địa điểm nào, lưu trú khách sạn, nhà nghỉ hay homestay nào. Bạn liệt kê chi tiết, rõ ràng bao nhiêu thì khả năng bạn được cấp visa càng cao bấy nhiêu.

– Vé máy bay chiều đi và chiều về

– Giấy xin nghỉ phép

Mười lăm phút để biết tuốt tuồn tuột về kinh nghiệm xin visa du lịch các nước trên thế giới
Càng chuẩn bị kĩ càng các giấy tờ thì khả năng xin visa thành công càng cao. @internet

Nếu bạn được mời hoặc được bảo lãnh đi du lịch thì bạn cần chuẩn bị thêm một số loại giấy tờ liên quan tới người bảo lãnhgồm:

– Giấy chứng nhận thu nhập

– Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng

– Bản lưu giấy đăng ký nộp thuế (Bản sao)

– Giấy chứng nhận nộp thuế (bản ghi rõ tổng thu nhập)

– Giấy chứng nhận bảo lãnh

– Phiếu công dân: Trường hợp người mời hoặc người bảo lãnh là người nước ngoài, xuất trình “Giấy chứng nhận có ghi rõ các hạng mục đăng ký người nước ngoài” và dùng hộ chiếu thay cho Phiếu công dân.

– Các bằng chứng chứng minh mối quan hệ của bạn và người bảo lãnh như: hình ảnh chụp chung, thư từ, email hoặc các cuộc điện thoại…

Lưu ý:

* Các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ của bạn tốt nhất nên có bản dịch thuật song ngữ Việt – Anh hoặc Việt và ngôn ngữ của đất nước mà bạn đang xin visa. Bạn nên chuẩn bị kĩ cả bản chính và bản sao cho tất cả các loại giấy tờ nữa nhé.

* Khi khai các thông tin trong bộ hồ sơ, bạn tuyệt đối phải cung cấp thông tin chính xác. Việc khai khống, khai sai thông tin có thể khiến bộ hồ sơ của bạn bị trả về. Nghiêm trọng hơn, tại một số quốc gia có quy định chặt chẽ, bộ hồ sơ của bạn có thể bị từ chối cấp visa vĩnh viễn.

* Hồ sơ phải được nộp trực tiếp tại các cơ quan tiếp nhận hợp lệ như Đại Sứ Quán, Lãnh Sự Quán hoặc các cơ quan được ủy quyền. Hồ sơ qua email, fax hoặc bưu điện sẽ không được chấp nhận.

* Nếu bạn xin visa cho cả gia đình hoặc một nhóm người thì tất cả những người đương đơn đều phải có mặt.

Mười lăm phút để biết tuốt tuồn tuột về kinh nghiệm xin visa du lịch các nước trên thế giới
“thế giới này là một cuốn bách khoa toàn thư. Những ai chưa đi du lịch mới chỉ đọc một trang sách mà thôi.” @inhyeggo

4. Có bộ hồ sơ rồi thì phải làm gì tiếp theo?

Sau khi có bộ hồ sơ đầy đủ, bạn hãy truy cập vào trang web của Đại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán của nước mà bạn muốn xin visa để đọc kỹ về thời gian, địa điểm nhận hồ sơ (thường là vào buổi sáng các ngày từ thứ hai đến thứ sáu, trừ các ngày nghỉ lễ của Đại Sứ Quán nước đó) và trả hồ sơ (thường là vào buổi chiều). Thông thường, bạn có thể nộp hồ sơ sớm nhất là 3 tháng và trễ nhất là 15 ngày trước ngày dự định đi. Mỗi Đại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán hoặc các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và trả hồ sơ sẽ có những lịch trình cụ thể riêng nên bạn phải tham khảo kỹ trước khi đi nộp.

Thời gian làm việc sẽ dao động trong khoảng 8 đến 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hoặc có thể nhiều hơn nếu chuẩn bị đến mùa du lịch cao điểm ở quốc gia mà bạn đang xin visa.

Mỹ là quốc gia duy nhất bắt buộc bạn phải thực hiện phỏng vấn bất kể bạn xin visa với mục đích nào. Các câu hỏi phỏng vấn sẽ là tiếng Anh và đây cũng là một trong những nước khó xin visa nhất thế giới.

Mười lăm phút để biết tuốt tuồn tuột về kinh nghiệm xin visa du lịch các nước trên thế giới
Đại sứ quán Mỹ tại . @Internet

Với các nước khác, sau khi nộp hồ sơ, họ sẽ kiểm tra thủ công các thông tin trên giấy tờ. Với những bộ hồ sơ chưa rõ ràng hoặc có điều gì chưa hợp lý thì bạn sẽ được mời đến phỏng vấn và nhận kết quả ngay sau đó. Thông thường, xin visa tại các nước châu Âu, châu Mỹ, nơi có những quốc gia mà nền kinh tế phát triển thì tỷ lệ phải phỏng vấn sau khi nộp hồ sơ cao hơn như Anh, Pháp, Đức, Canada,…

Khi đi phỏng vấn, bạn nhớ mang theo chứng minh nhân dân của mình và đọc kỹ quy định về giờ giấc, hành trang được mang theo cũng như tuân thủ vấn đề an ninh.

5. Một số lưu ý khi thực hiện phỏng vấn xin visa

– Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn

– Tâm lý vững vàng, phong thái tự nhiên, điềm tĩnh: Rất nhiều người xin visa với mục đích chính đáng và chuẩn bị rất kỹ nội dung nhưng khi thực hiện phỏng vấn trực tiếp lại thất bại do bị hồi hộp, run sợ khiến mặt mũi tái xanh, chân tay run lẩy bẩy, toát cả mồ hôi. Bạn nên giữ một thái độ bình tĩnh, tự nhiên, không nghĩ nhiều đến việc đậu hay rớt. Luôn hít thở đều, cười mỉm và giữ cho mình trong trạng thái thư giãn, thoải mái nhất.

– Chuẩn bị trang phục: Phong cách chung mà bạn nên chọn là lịch sự, đơn giản. Phụ nữ nên trang điểm nhẹ, trang phục kín đáo. Đàn ông chọn sơ mi, quần tây, cà vạt. Tránh các trang phục kim sa long lanh, lòe loẹt hoặc hở hang.

Mười lăm phút để biết tuốt tuồn tuột về kinh nghiệm xin visa du lịch các nước trên thế giới
Khi đi phỏng vấn visa bạn nên ăn mặc lịch sự, chỉn chu nhé. @Internet

– Trả lời phỏng vấn: Một lời chào lịch sự và nụ cười mỉm sẽ giúp bạn ghi điểm ngay. Nếu bạn thông thạo tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của nước mà bạn đang xin visa thì đó là một lợi thế của bạn. Nếu không thạo ngoại ngữ, bạn có thể yêu cầu được hỏi bằng tiếng Việt hoặc nhờ đến sự trợ giúp của người phiên dịch. Bạn lắng nghe kĩ câu hỏi, nếu chưa rõ có thể yêu cầu lặp lại. Trả lời ngắn gọn, dứt khoát, rõ ràng, đi thẳng vào trọng tâm và trung thực là điều vô cùng quan trọng trong những lúc như thế này. Các chuyên viên phỏng vấn rất tinh tường, họ được đào tạo để nắm bắt tâm lý của đối phương rất nhanh nên sẽ dễ dàng phát hiện ra người nói dối. Trung thực và tuyệt đối trung thực bạn nhé!

Những câu hỏi đa phần rất đơn giản, dễ hiểu và không hề đánh đố bạn, không như những lời đổn thổi về các cuộc phỏng vấn cân não. Hi vọng, các bước hướng dẫn cơ bản và một số mẹo nhỏ của chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về quy trình xin nhập cảnh vào số một quốc gia.

Mười lăm phút để biết tuốt tuồn tuột về kinh nghiệm xin visa du lịch các nước trên thế giới
Đọc hết những lưu ý trên là bạn hoàn toàn có thể xin visa du lịch một cách trơn tru rồi đấy. Chuẩn bị nắm tay nhau vi vu thế giới thôi. @inhyeggo

Traveloka sẽ có những bài viết cụ thể hơn về kinh nghiệm xin visa du lịch tại một số nước phổ biến mà những người yêu du lịch luôn mong muốn được ghé thăm. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thông tin nhé!

Tags:
Giám đốc y tế cộng đồng Quận Cam từ chức vì bị đe dọa, biểu tình khi buộc người dân phải đeo khẩu trang

Giám đốc y tế cộng đồng Quận Cam từ chức vì bị đe dọa, biểu tình khi buộc người dân phải đeo khẩu trang

Mới đây, Giám đốc y tế cộng đồng Quận Cam đã từ chức sau khi chịu áp lực từ người biểu tình và những lời đe dọa vì bà đã đưa ra yêu cầu buộc người dân tại quận hạt này phải đeo khẩu trang nơi công cỗng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất