Mỹ – Đất nước của công bằng và cơ hội
Mỹ vào dịp Quốc Khánh năm nay, nhiều người không chỉ nhắc đến sự đặc biệt của nước Mỹ, mà còn muốn hàn gắn lại những vết nứt đang ngày một rộng ra. Trong sự phân chia giữa tự do và công bằng, còn cần có niềm tin vào sự công bằng và cơ hội. Niềm tin rằng tất cả mọi người Mỹ đều có cơ hội để thành công trên con đường của mình.
21:30 07/12/2019
“Trong lịch sử, chúng ta đã từng rất đặc biệt, và hiện tại cũng vậy. Nhưng trên nhiều khía cạnh, chúng ta đã đánh mất con đường của mình. Cần một thời gian dài để lấy lại linh hồn của chúng ta”. Câu nói trong bộ phim The Newsroom dường như lại rất đúng với những gì được gọi là giá trị của nước Mỹ.
Nước Mỹ không phải là số 1
“Mỹ là một quốc gia đặc biệt”. Đó là câu nói chúng ta có thể thường xuyên nghe thấy trong thời gian qua khi chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang diễn ra. Tuy nhiên, trong ngày Quốc khánh Mỹ 4/7, nhiều người đặt ra môt câu hỏi. Điều gì tạo nên một nước Mỹ đặc biệt?
Trong các cuộc vận động cử tri, người ta có thể nghe thấy rất rõ những khẩu hiệu. “Nước Mỹ là số 1, chúng ta là số 1”. Điều đó có thể đúng trong quá khứ. Thế nhưng, hiện tại thì nước Mỹ không phải là số 1 trên hầu hết các phương diện. Nước Mỹ đứng thứ 7 về văn học, thứ 27 về toán học, thứ 22 về khoa học, thứ 49 về tuổi thọ, thứ 3 về thu nhập hộ gia đình, thứ 4 về lựa lượng lao động và xuất khẩu…
Về chế độ chăm sóc sức khỏe riêng trong năm 2011, nước Mỹ đã phải chi ra 18% GDP cho chăm sóc y tế. Cao hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển khác. Thế nhưng hiện tại quốc gia này vẫn có gần 50 triệu người không có bảo hiểm. Điều này trái ngược hoàn toàn với Nhật Bản. Dù là quốc gia có dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới, nhưng Nhật chỉ phải bỏ ra 8,5% GDP trong năm 2009 cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Điều gì đã tạo nên một nước Mỹ đặc biệt?
Thậm chí ngay cả trong thương mại, nước Mỹ cũng không dẫn đầu thế giới. Dù là trong một chỉ số thương mại nào. Ngân hàng thế giới đã xếp hạng 183 quốc gia trong tất cả 11 lĩnh vực thương mại, và nước Mỹ không đứng đầu trong bất cứ lĩnh vực nào.
Mỹ đứng thứ 4 sau Singapore, Hong Kong, và New Zealand về sự thuận tiện trong kinh doanh. Đứng thứ 20 về khả năng buôn bán dọc theo đường biên giới. Đứng thứ 72 trong việc đóng thuế. Trong bảng xếp hạng năm ngoái của Forbes, Mỹ cũng chỉ xếp thứ 10 trong số các quốc gia thích hợp nhất để kinh doanh. Về xuất khẩu, Mỹ còn xếp sau Đức và Trung Quốc.
Vậy điều gì tạo nên một nước Mỹ đặc biệt?
Saymour Martin Lipset, một nhà xã hội học cho rằng. Nước Mỹ là một ngoại lệ. Không phải vì nó là một quốc gia tốt hơn các quốc gia khác, nước Mỹ ngoại lệ bởi nó khác biệt. Bao gồm tập hợp những giá trị độc đáo. Và tập hợp những giá trị đó được gọi là “Chủ nghĩa ngoại lệ kiểu Mỹ”.
Nhà triết học người Anh G.K.Chesteron từng viết: “Nước Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới được hình thành bởi một tín điều”. Tín điều này bao gồm 5 giá trị cốt lõi chính. Biến nước Mỹ trở nên khác biệt so với các quốc gia phương Tây khác. Đó là: “Tự do, công bằng, chủ nghĩa cá nhân, chú nghĩa dân túy và tự do kinh tế.”
Những giá trị này đã ăn sâu vào trong nước Mỹ. Hầu hết các học giả cũng như chính trị gia ngày nay đều chấp nhận đây là 5 giá trị cốt lõi của nước Mỹ. Sự khác nhau chỉ là các chính trị gia hay học giả coi trọng giá trị nào nhất trong 5 giá trị đó.
Chẳng hạn quan điểm của người coi trọng chủ nghĩa quân bình sẽ rất khác với quan điểm của người xem trọng tự do kinh tế. Điều này có thể thấy một cách rõ nét trong chiến dịch tranh cử tổng thống đang diễn ra giữa ông Obama và Mitt Romney, đại diện của hai Đảng phái lớn nhất nước Mỹ.
Mỹ có mang đến tự do hay công bằng?
Cả ông Obama lẫn đối thủ Mitt Romney đều muốn thể hiện những đặc thù của đất nước sao cho nhận được sự đồng tình nhất của các cử tri. Tuy nhiên, hai chính trị gia lại có những quan điểm khác nhau về cái gọi là chủ nghĩa ngoại lệ kiểu Mỹ, hay giá trị nào là biểu tượng của nước Mỹ. Cả hai đều liên tục khẳng định Mỹ là quốc gia có vai trò quan trọng nhất thế giới. Nhưng cùng một lời khẳng định lại là hai suy nghĩ hoàn toàn khác biệt.
Đối với Romney, ông sử dụng quan niệm truyền thống khi nhắc đến hình ảnh của nước Mỹ. Đó là một quốc gia tuyệt vời nhất trên thế giới. Nơi có nền dân chủ và tự do lan tỏa ra khắp thế giới. Còn cư dân Mỹ là những người được lựa chọn.
Cùng với khẩu hiệu trong chiến dịch tranh cử của mình “Hãy tin vào nước Mỹ”. Romney đã phát biểu trước các cử tri của Đảng Cộng hòa. “Ngài tổng thống không có cùng quan điểm về chủ nghĩa ngoại lệ của nước Mỹ như chúng ta”.
Còn đối với tổng thống Obama, dù khẳng định niềm tin của ông với chủ nghĩa ngoại lệ kiểu Mỹ. Quan điểm của ông Obama trong từng lĩnh vực vẫn hoàn toàn khác với ông Romney.
Cùng một giá trị, cùng kêu gọi sự tự do và bình đẳng nhưng những quan điểm khác nhau giữa chính những chính trị gia hàng đầu của đất nước, đang tạo ra những vết nứt vô hình.
Nước Mỹ dân chủ và sự văn minh.
Với người dân có thể họ không quan tâm tới việc người chiến thắng trong cuộc bầu cử tới coi trọng công bằng hay tự do hơn. Điều họ quan tâm và bị thuyết phục đó là ai trong hai ứng cử viên có thể đảm bảo cho cuộc sống của mình. Việc đó giúp họ có thể tìm được công việc thích hợp với thu nhập ổn định.
Đó cũng là lý do trong dịp kỷ niệm Quốc khánh năm nay, nhiều người không chỉ nhắc đến sự đặc biệt của đất nước, mà còn muốn hàn gắn lại những vết nứt đang ngày một rộng ra. Trong sự phân chia giữa tự do và công bằng. Dường như có một giá trị cơ bản mà cả hai bên đều nắm giữ. Đó là niềm tin vào sự công bằng và cơ hội. Niềm tin rằng tất cả mọi người Mỹ đều có cơ hội để thành công trên con đường của mình.
Romney nói về việc “Xây dựng lại nền tảng của một xã hội mang cơ hội đến cho tất cả mọi người”. Tương tự như điều mà Obama đã từng tuyên bố. “Chúng tôi coi điều này như một sự thật hiển nhiên. Đó là tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng”.
NVS – Đầu Tư Quốc Tế (sưu tầm)
Cuộc sống của gia đình Mark Zuckerberg
Vợ chồng Mark Zuckerberg cho hai con làm bánh, giúp việc vặt trong căn nhà có 5 phòng ngủ, giá 7 triệu USD.